Sỏi mật bệnh lư lành tính nhưng cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh t́nh trạng tắc mật, dẫn đến các biến chứng.
Sỏi mật là một trong các bệnh lư về túi mật thường gặp nhất ở các nước nhiệt đới. Đây là bệnh lư lành tính nhưng có thể gây ra t́nh trạng tắc mật (có thể tắc ở túi mật hoặc hệ thống đường mật trong và ngoài gan), dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
ThS.BS Trần Hữu Duy cho biết, các biến chứng nặng do sỏi mật gây ra như viêm tụy cấp do sỏi, thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật, viêm mủ đường mật và áp xe gan mật, chảy máu đường mật, sốc nhiễm khuẩn có thể dẫn đến tử vong. Sỏi túi mật, sỏi trong gan thường không bộc lộ triệu chứng rơ ràng dẫn đến chủ quan trong việc thăm khám và điều trị.
Bác sĩ Duy chia sẻ thêm, phần lớn trường hợp chỉ t́nh cờ phát hiện sỏi mật trong những lần đi khám bệnh lư khác. Rất nhiều người nhập viện do bệnh lư sỏi mật khi t́nh trạng đau đă kéo dài nhiều ngày, gây sốt cao, vàng da. Lúc này, bệnh đă biến chứng nặng khiến người bệnh phải đối diện với nhiều nguy cơ nghiêm trọng, thậm chí cả tử vong nếu bị sốc nhiễm khuẩn đường mật không được điều trị cấp cứu kịp thời.
Sỏi mật là bệnh lư về túi mật. Ảnh: Shutterstock.
Yếu tố nguy cơ gây sỏi mật
Theo bác sĩ Hữu Duy, không rơ nguyên nhân gây sỏi mật nhưng có những yếu tố thuận lợi cho việc tạo sỏi mật như lối sống, yếu tố nguy cơ không thể thay đổi như nữ giới, người mang thai, người có tiền căn gia đ́nh có sỏi mật, tuổi từ 60, yếu tố nguy cơ sử dụng thuốc làm hạ cholesterol máu, thuốc có nồng độ estrogen cao.
Bác sĩ Hữu Duy khuyến cáo, những người có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh sỏi mật th́ cách pḥng ngừa tốt nhất là nên chủ động đến bệnh viện tầm soát sỏi mật (thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát định kỳ) mỗi năm một lần, đồng thời chú ư trong việc ăn uống và sinh hoạt để giảm nguy cơ mắc sỏi mật.
Bệnh sỏi mật không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ không rơ ràng nếu sỏi không làm tắc túi mật. Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện như cơn đau đến đột ngột, thường xuất hiện ở bên phải, ngay dưới xương sườn, giữa hai bả vai hoặc ở vai phải; buồn nôn, nôn mửa; bồn chồn; đổ mồ hôi; mệt mỏi, sốt trên 38 độ kèm cảm giác rét run, rối loạn tiêu hóa.
"T́nh trạng viêm túi mật cần phải được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong", bác sĩ Hữu Duy nói.
Bác sĩ Duy chia sẻ thêm, thông thường sỏi mật là một bệnh lành tính không nguy hiểm cho đến khi nó gây ra biến chứng. Những biến chứng của sỏi mật ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng như viêm túi mật, tắc nghẽn ống mật; vàng da; nhiễm trùng huyết; thấm mật phúc mạc và viêm phúc mạc mật; chảy máu đường mật; viêm tụy cấp do sỏi; viêm mủ đường mật và áp xe gan mật; sốc nhiễm khuẩn đường mật. Các t́nh trạng này cần được điều trị ngay.
Để chẩn đoán sỏi mật, bác sĩ tiến hành bằng cách khám sức khỏe người bệnh và có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm nếu nghi ngờ có sỏi mật như xét nghiệm máu, siêu âm, siêu âm nội soi, chụp CT scan, chụp cộng hưởng từ mật tụy...
Sỏi mật được điều trị nếu chúng đă gây ra viêm túi mật, tắc nghẽn đường mật hoặc nếu sỏi đă di chuyển từ đường mật vào ruột. Các phương pháp điều trị sỏi mật bao gồm cắt túi mật, nội soi mật tụy ngược ḍng, tán sỏi.
Bác sĩ Hữu Duy khuyên, để ngăn ngừa sỏi mật, mọi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc; chất béo tốt từ nguồn thực phẩm như dầu cá và dầu ô liu; tránh ăn tinh bột, đường và chất béo không lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần để ngăn ngừa các bệnh có làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi mật. Không giảm áp dụng các biện pháp nhịn ăn và giảm cân nhanh, tránh thực phẩm giàu chất béo băo ḥa có thể giúp giảm nguy cơ h́nh thành sỏi mật, chẳng hạn như bơ, pho mát cứng, bánh ngọt và bánh quy.
V́ sỏi mật h́nh thành âm thầm, không có triệu chứng nên để pḥng ngừa và phát hiện sớm, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật và phát hiện sỏi mật.