Quay cuồng với các quy định nghiêm ngặt của chính phủ Trung Quốc, hai gă khổng lồ Internet Alibaba và Tencent Holdings đang chuẩn bị cắt giảm hàng chục ngh́n việc làm trong năm nay, một trong những đợt sa thải quy mô lớn nhất của hai doanh nghiệp này.
Mặc dù Alibaba chưa xác định chính xác số lượng nhân viên sẽ bị sa thải nhưng nguồn thạo tin cho biết gă khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc có thể cắt giảm hơn 15% tổng số lao động của ḿnh, tương đương 39.000 nhân viên, Reuters đưa tin.
Trong khi đó Tencent, một gă khổng lồ Internet khác với ứng dụng WeChat, cũng cho biết sẽ cắt giảm nhân sự tại một số đơn vị kinh doanh của ḿnh. Các đơn vị giám sát hoạt động kinh doanh, bao gồm các nền tảng video trực tuyến và t́m kiếm, cũng sẽ bị cắt giảm 10-15% tổng số nhân sự.
Alibaba và Tencent chưa chính thức lên tiếng về những thông tin này.
Nếu đúng, đây sẽ là đợt cắt giảm nhân viên lớn đầu tiên của hai gă khổng lồ Internet Trung Quốc kể từ khi cơ quan quản lư nước này ban hành các quy định nghiêm ngặt chưa từng có nhằm vào những tên tuổi lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ. Ngành Internet Trung Quốc, vốn đă có nhiều năm được tạo điều kiện để tăng trưởng, thực sự điêu đứng.
Các quy định nghiêm ngặt cùng với việc nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đă ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp Internet Trung Quốc. Cổ phiếu của các doanh nghiệp này cũng trải qua nhiều tháng bạn bán tháo. Những doanh nghiệp này cũng không thể có vốn và mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, nơi họ phải đối mặt với nhiều sự cạnh tranh hơn so với thị trường hơn 1,4 tỷ dân nhưng được bảo hộ của ḿnh. Chính v́ thế, các công ty như Alibaba và Tencent phải t́m cách cắt giảm chi phí hoạt động.
Thế khó của Alibaba
Nguồn tin cho biết Alibaba đă bắt đầu sa thải nhân viên từ đầu tháng trước. Việc thảo luận này cũng đă được tiến hành ở một số bộ phận nhằm giúp ban lănh đạo công ty có kế hoạch cụ thể cho việc căt giảm. Nhiều đơn vị cũng đang tăng cường sa thải nhân viên ở thời điểm này.
Trong khi đó, một nguồn tin khác nói rằng nhiều mảng dịch vụ của Alibaba, bao gồm mảng giao đồ ăn Ele.me, sẽ bị cắt giảm tới 25% số lao động. Như vậy, cứ 4 người đang làm th́ sẽ có 1 người bị buộc phải mất việc.
Hồi tháng 2, Alibaba có mức tăng trưởng doanh thu hàng quư chậm nhất kể từ khi nó chào sàn năm 2014. Doanh số bán hàng ở mảng kinh doanh cốt lơi của nó giảm mạnh khi sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt. Cổ phiếu Alibaba cũng đă giảm hơn 60% kể từ đầu năm ngoái.
Việc Jack Ma chỉ trích công khai cơ quan quản lư được xem là bước ngoặt, gây ra một chuỗi sự kiện với Alibaba, trong đó có khoản tiền phạt lên tới 2,8 tỷ USD v́ độc quyền. Một loạt các quy định cũng đă được đưa ra với Alibaba. Tồi tệ nhất là việc Ant Group, công ty chuyên về thanh toán điện tử mà Alibaba chống lưng, đă bị đ́nh chỉ IPO chỉ vài ngày trước khi lên sàn.
Với nguy cơ sa thải hàng loạt, thời hoàng kim của Alibaba và các gă khổng lồ Internet Trung Quốc có lẽ đă chấm dứt. Tới năm ngoái, nhân viên của Alibaba là 251.462 người, gấp đôi so với năm 2019. Hiện tại, chỉ c̣n Alibaba Cloud là đơn vị có vẻ sẽ không xảy ra việc sa thải nhân viên.
Tencent sẵn sàng cho "mùa đông" tăng trưởng
Các nguồn thạo tin cho biết Tencent tiến hành sa thải người lao động bắt nguồn từ việc thua lỗ trong kinh doanh hay những mảng ít sinh lười như Tencent Video và Tencent Cloud. Trong cuộc họp nội bộ cuối năm 2021, CEO Tencetn Pony Ma nói rằng nhân viên nên chuẩn bị cho một "mùa đông" tăng trưởng. Điều này khiến nhiều người cảm thấy bất an cho công việc của họ.
Tính tới tháng 6 năm ngoái, Tencent có 94.182 nhân viên, tăng hơn đáng kể so với 70.756 nhân viên được thống kê 1 năm trước đó. Thay v́ tăng trưởng như người ta vẫn thường thấy ở các gă khổng lồ công nghệ Trung Quốc, việc sa thải hàng loạt có thể báo hiệu một tương lai ảm đạm hơn đang chờ đón phía trước.
Không chỉ có Alibaba hay Tencent, công ty gọi xe Didi cũng có kế hoạch giảm 15% tổng số nhân viên của họ ở Trung Quốc. Doanh nghiệp này đang là tâm điểm điều tra của Trung Quốc v́ các vấn đề liên quan tới an ninh mạng. Việc niêm yết tại Mỹ của Didi cũng đă được hủy bỏ. Công ty dự kiến sẽ hoàn thành quá tŕnh sa thải vào cuối tháng 3 tới.
Giống như Alibaba và Tencent, Didi chưa ngay lập tức trả lời truyền thông về vấn đề này.
Không chỉ các doanh nghiệp, nhiều nhân vật có tiếng trong làng công nghệ Trung Quốc cũng đang gặp khó ngay chính quê nhà của ḿnh. Một trong số đó là Jack Ma, người từng được xem là biểu tượng của sự bùng nổ công nghệ tại Trung Quốc. Việc Jack Ma thẳng thừng chỉ trích cơ quan quản lư đă không chỉ khiến Alibaba bị xử lư mà c̣n khiến chính bản thân ông trở nên mờ nhạt.
Đă có nhiều thời điểm, người ta c̣n tin rằng Jack Ma có thể sẽ bị cấm xuất cảnh hay thậm chí có thể sẽ bị bắt. Tuy nhiên, những thông tin này đă được chứng minh là không chính xác. Dẫu vậy, với những lần xuất hiện hiếm hoi, Jack Ma được cho là đang dồn tâm sức cho giáo dục và nông nghiệp công nghệ cao. An ninh lương thực đang là vấn đề nổi cộm nhất ở nền kinh tế 1,4 tỷ dân và nếu có thể giải bài toán này bằng công nghệ, Jack Ma có thể sẽ trở lại được vị thế vốn có của ḿnh.
VietBF @ Sưu tầm