Mang tuyệt kỹ xuyên tâm cước đă luyện tập thành thục, vơ sư Trần Tấn Phước được sư phụ cho thượng đài với danh xưng Từ Phi Khanh.
Cao thủ vơ Việt luyện "lăng ba vi bộ" & đ̣n hiểm xuyên tâm cước khiến đối thủ bất tỉnh
Dùng "bàn tay sắt" công phá kinh dị, vơ sư Trung Quốc khiến khán giả quốc tế thán phục
Như đă biết, cố đại vơ sư Hồ Văn Lành thuở mới lập phái tại Sài G̣n ông dùng biệt danh Từ Thiện. Về sau, các học tṛ của ông khi thượng đài nếu làm nam th́ sẽ mang danh họ Từ, nếu là nữ th́ sẽ có biệt hiệu họ Hồ đứng đầu. Giai đoạn thập niên 60 của thế kỷ trước, vơ đường Từ Thiện là nơi sản sinh ra nhiều tay đấm khét tiếng như: Từ Thanh Nghĩa, Từ Thanh Ṭng, Từ Thanh Phong và trong số đó có cả Từ Phi Khanh.
CAO THỦ NGOẠI LAI PHẢI BÁI PHỤC
Theo chia sẻ của vơ sư Trần Tấn Phước (tên khác là Từ Phi Khanh), ông tiếp xúc với vơ thuật muộn nhưng lại có năng khiếu đặc biệt. Sư phụ của ông nhận thấy tiềm năng lớn từ cậu học tṛ nên mạnh dạn dẫn ông đi đấu vơ đài ngay sau khi ông chỉ tập luyện được vài tháng.
Năm 1961, Từ Phi Khanh có trận thượng đài đầu tiên. Ông hồi tưởng lại cảm giác lần đầu bước lên sàn: "Khi biết được thầy cho đi thi đấu, tôi khoái lắm v́ lúc đó ḿnh rất đam mê, rất hăng và hiếu chiến của tuổi thanh niên mà. Nhưng thành thật, khi bước lên đài th́ đầu óc như trên mây, khi làm thủ tục xong về góc đài ngồi th́ xác c̣n đó nhưng tâm hồn giống như bay đi đâu hết vậy. Nhưng thầy tôi động viên là không có ǵ phải lo lắng cả, cứ dùng hết những ǵ đă học được lấy ra mà đánh".
Trận đấu diễn ra tại sân Tinh Vơ (Quận 5), đối thủ là vơ sĩ Phan Văn Thành của vơ đường Phan Văn Hai. Phi Khanh cho biết dù sợ th́ rất sợ nhưng ông vẫn b́nh tĩnh nhớ đ̣n của sư phụ dạy để đấu với đối thủ.
"Hầu như tôi áp dụng tất cả những chiêu thức đă tập để tấn công ào ạt đối thủ ngay trong hiệp 1. Mới vô th́ tôi không dùng xuyên tâm cước liền đâu mà di chuyển loạn xạ để thăm ḍ đ̣n của đối phương, tôi vẫn dùng tay chân, phang ống để đánh.
Thấy không thể hạ gục được anh ta nên tôi mới nhử đ̣n bằng cách nhảy ra nhảy vô thường xuyên. Anh ta cũng tự tin nhảy theo mà không có pḥng vệ, khi anh ta bung tay định đánh th́ bất ngờ tôi xoay người thực hiện đ̣n cước hiểm dính ngay vào giữa ngực. Vơ sĩ của vơ đường Phan Văn Hai nằm gục ngay dưới sàn. Trọng tài đă kêu ngưng nhưng thậm chí tôi c̣n không nghe rơ mà ra đ̣n tiếp. Tất nhiên v́ lần đầu thi đấu mới mẻ nên họ không trách phạt, chỉ nhắc nhở".
Chiến thắng đầu tiên khiến cho Từ Phi Khanh cảm thấy phấn khích. Trong năm đó, ông tiếp tục đấu thêm hai trận nữa và giành chiến thắng. Theo chia sẻ của ông, các đối thủ về sau đều nghiên cứu kỹ và biết rơ lối đánh của ông, đồng thời họ cũng hiểu ông mạnh nhất ở đ̣n xuyên tâm cước nên luôn t́m cách hóa giải. Do đó, về sau ông ít khi nào đánh hạ được đối phương trong hiệp đầu mà phải t́m cách phá sức, kéo họ vào đến hiệp cuối th́ mới tung ra đ̣n sở trường được.
Vơ sư Trần Tấn Phước (tức Từ Phi Khanh, bên trái) và học tṛ.
Một trong những trận đấu khiến vơ sư Từ Phi Khanh không thể quên là cuộc đụng độ với cao thủ ngoại lai Bê-Lê-Đằng (người gốc Mỹ) diễn ra ở Vĩnh Long trong một giải đấu thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày nay.
Từ Phi Khanh mô tả đối thủ và kể lại trận đấu như sau: "Anh ta nhỉnh hơn tôi về cân nặng, khoảng 57kg nhưng người rất đô con, làn da đen, đặc biệt anh ta có đôi chân dài, phần thân người th́ ngắn, sải tay dài muốn gấp đôi tôi vậy. Ai nấy nh́n là thấy sợ rồi chứ nói ǵ đến chuyện thi đấu. Bê-Lê chuyên về quyền anh nên bộ tay dài rất lợi hại, tôi biết đây là đối thủ cực kỳ khó chơi.
Bước vào trận đấu, tôi bị dính ngay hai cú đấm ṿng cầu ngang vào mắt bị choáng muốn hết thấy đường nhưng vẫn trụ được. V́ anh ta chuyên quyền anh nên chủ yếu dùng đ̣n tay nhiều. Biết vậy nên tôi tận dụng khả năng di chuyển linh hoạt, kết hợp các đ̣n phang ống liên tiếp khiến Bê-Lê cũng đau đớn.
Đến hiệp cuối, nhận thấy anh ta "hết pin", tôi tung liền tiếp hai cú xuyên tâm cước trúng ngay chấn thủy nhưng Bê-Lê vẫn đứng lên được liền. Tôi tiếp tục xoay người tung cú thứ 3 th́ đối thủ lại ngă xuống đất nữa. Tôi định ra đ̣n quyết định để hạ hắn luôn nhưng đáng tiếc, tiếng chuông kết thúc vang lên đúng lúc. Trận này, tôi chỉ thắng điểm suưt sao. Anh ta bị thương nhiều nhưng người tôi cũng bầm dập khắp nơi. Đúng là một trận đấu nhớ đời".
Theo vơ sư Từ Phi Khanh tiết lộ, sau cuộc đấu hôm đó, Bê-Lê-Đằng đă đích thân t́m đến gặp nhằm mục đích t́m hiểu rơ hơn về đ̣n đánh mà ông đă sử dụng hôm đó. Ông không ngần ngại giấu bài mà kể chi tiết cho đối thủ nghe khiến anh ta rất bái phục. Tuy nhiên, vơ sư Khanh cũng rất tôn trọng Bê-Lê và từ đó kết thành bằng hữu, thường xuyên chia sẻ thêm về vơ thuật lẫn nhau.
TUYỆT KỸ CÓ BỊ HÓA GIẢI?
Không giống như nhiều vơ sĩ khác thường xuyên thượng đài, Từ Phi Khanh thời đó vẫn c̣n nặng gánh mưu sinh cùng gia đ́nh nên ông không thi đấu thường xuyên. Mặc dù vậy, tỷ lệ giành chiến thắng của ông vẫn rất cao. Từ năm 1961 đến 1975, ông đánh trên 10 trận, chỉ để thua 1 trước nhà vô địch Mai Hồng Sơn theo ông nhớ là vào khoảng năm 1962.
Tận mắt theo dơi trực tiếp trận đấu này, người môn đệ Hồ Tường chia sẻ: "Nếu nói chính xác th́ đây là trận đấu hay nhất, đáng xem nhất của Từ Phi Khanh, nhưng đáng tiếc anh ta lại thua.
Ngay từ khi bước vào trận, Phi Khanh tung liền cú xuyên tâm cước khiến Mai Hồng Sơn gục liền. Tôi nghĩ là anh Khanh đă chắc chắn thắng rồi. Tuy nhiên, bằng một sức mạnh nào đó, trọng tài đă đếm đến 8 th́ Sơn vẫn đứng dậy được. Kể từ đó, Mai Hồng Sơn biết anh Khanh có cú đá hiểm hóc này nên luôn t́m cách tránh né, không cho Khanh ra đ̣n được.
Với bản lĩnh của tay đấm vô địch, Mai Hồng Sơn có thừa kỹ xảo để gây khó khăn cho Phi Khanh, không để bị dính thêm cú xuyên tâm cước. Cuối cùng, trận đấu kết thúc với phần thắng điểm cho Sơn".
Thân h́nh săn chắc của vơ sư Phước lúc 75 tuổi.
Theo vơ sư Khanh, từ khi đấu vơ đài, danh tiếng của ông nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Do đó, các đối thủ biết rơ ông lợi hại nhất ở chiêu thức này nên luôn t́m cách hóa giải. Đó cũng là một trong những lư do chính khiến ông không thể giành chiến thắng trước Mai Hồng Sơn.
Ông cho rằng, đ̣n này độc đáo nhất nằm ở tính bất ngờ và lực đánh phải rất mạnh th́ mới tung ra cú đá chí mạng được. "Xuyên tâm cước chuẩn xác là phải xoay người, quăng đ̣n chân thẳng vào đúng giữa chấn thủy th́ cơ hội đánh "out" mới cao. C̣n lại nếu xoay người mà quăng chân theo một ṿng tṛn th́ nó trở nên vô nghĩa. Khi đánh, phải có sự tính toán giữa khoảng cách, canh thời điểm ra đ̣n hợp lư, đồng thời xác định ḿnh phải có đủ thể lực mạnh và nhanh hơn đối thủ th́ mới ra đ̣n này.
C̣n nếu không làm được th́ đừng nên đánh v́ xuyên tâm cước chỉ diễn ra trong tích tắc, nếu ḿnh yếu thể lực th́ sẽ ra đ̣n rất chậm, khi xoay người sẽ hở bộ, gặp đối thủ mạnh họ đá phang ống là không thể chịu nổi", vơ sư Phi Khanh nhấn mạnh.
Vào năm 1975, vơ sư Từ Phi Khanh giă từ sư phụ để theo gia đ́nh hồi hương trở về quê nhà Kiên Giang. Khoảng 3 năm sau giải phóng, phong trào vơ thuật dần được khôi phục. Ông tiếp tục đi đánh khắp các tỉnh miền Tây như: Vĩnh Long, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…và đều giành chiến thắng, gặt hái được thành tích cao về cho tỉnh nhà. Trong số các bại tướng của Từ Phi Khanh, có cả môn đệ của vơ sư Mười Cùi thuộc phái Hắc Long nổi tiếng thời đó.
Đến năm 1979, ông mở vơ đường riêng mang tên Ngũ Sắc Ưng tại xă Thạnh Trị, Tân Hiệp (Kiên Giang). Hiện nay, vơ sư Từ Phi Khanh đă bước sang tuổi 83 nhưng vẫn c̣n khỏe mạnh, hàng tuần ông vẫn duy tŕ lớp vơ của ḿnh với mong muốn đào tạo ra lớp học tṛ kế nghiệp.
Các con trai và cháu nội của ông đều theo nghiệp vơ và thành danh trên con đường vơ học. Với ông đó là niềm vui và tự hào v́ đă truyền bá được vơ thuật rộng răi đến với tất cả mọi người theo lời dạy của vị sư phụ Hồ Văn Lành.