Bộ Quốc pḥng Mỹ đă từ chối lời đề nghị bất ngờ từ Ba Lan về việc đưa các máy bay chiến đấu MiG-29 tới một căn cứ ở Đức rồi sau đó chuyển giao cho Ukraine.
Hăng thông tấn AP đưa tin, Lầu Năm Góc hôm thứ Tư đă chính thức quyết định không cung cấp bất kỳ máy bay chiến đấu MiG-29 nào cho Ukraine, thậm chí thông qua một nước thứ hai, đồng thời gọi đây là một kế hoạch “rủi ro cao” và sẽ không thay đổi được ǵ hiệu quả chiến đấu của Không quân Ukraine.
Thư kư báo chí Lầu Năm Góc John Kirby nói với các phóng viên rằng, Bộ trưởng Quốc pḥng Lloyd Austin đă điện đàm với người đồng cấp Ba Lan vào hôm thứ Tư (9/4) và nói rơ về những đánh giá của Mỹ.
Ông Kirby cho biết Mỹ vẫn đang t́m cách đẩy nhanh việc giao vũ khí cho Ukraine như các hệ thống pḥng không và tên lửa chống tăng nhưng việc điều máy bay chiến đấu từ lănh thổ NATO vào vùng chiến sự sẽ “gây lo ngại nghiêm trọng cho toàn bộ liên minh NATO”.

Phi công MiG-29 của Không quân Ba Lan tŕnh diễn trong Triển lăm Hàng không Radom tại một sân bay ở Radom, Ba Lan ngày 23 tháng 8 năm 2015. Ảnh: Reuters
Ngày 8/3, Ba Lan nói rằng họ sẵn sàng bàn giao các máy bay chiến đấu MiG-29 cho NATO rồi sau đó khối này có thể chuyển cho Ukraine nhưng phát ngôn viên Lầu Năm Góc Kirby cho biết t́nh báo Mỹ khẳng định việc này sẽ làm leo thang căng thẳng và “gây ra phản ứng đáng kể” từ phía Nga.
NATO cho biết họ không muốn xung đột trực tiếp với Nga, một cường quốc vũ trang hạt nhân, và Tổng thống Joe Biden cũng đă loại trừ khả năng cử binh sĩ Mỹ đến Ukraine tham chiến.
Hôm thứ Ba, Bộ Ngoại giao Ba Lan thông báo họ đă sẵn sàng triển khai các tiêm kích phản lực MiG-29 của ḿnh tới Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức và giao chúng cho Mỹ sử dụng, đồng thời kêu gọi tất cả các thành viên NATO khác có cùng loại máy bay chiến đấu do Nga sản xuất cũng hành động như vậy.
“Chính quyền nước Cộng ḥa Ba Lan đă sẵn sàng triển khai - ngay lập tức và miễn phí - tất cả các máy bay phản lực MIG-29 đến Căn cứ Không quân Rammstein và đặt chúng dưới sự quản lư của chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ”, thông báo của Bộ Ngoại giao Ba Lan cho hay.
Tuy nhiên, sau đó Lầu Năm Góc đă bác bỏ đề xuất của Ba Lan và gọi hành động này là “không thể thuyết phục được”.
VietBF @ Sưu tầm