Ngủ ngáy hay còn gọi là ngáy khi ngủ,không chỉ gây phiền toái cho những người xung quanh mà còn là tình trạng báo động đến sức khỏe của chính người đó. Người ngủ ngáy thường dễ bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do mô mềm và niêm mạc của cuống họng thường lỏng lẻo có thể làm che lấp khí quản, hai lá phổi không thực hiện được chức năng trao đổi khí, gây thiếu oxy toàn thân. Vì vậy, để hạn chế ngáy khi ngủ, hãy cùng chúng tôi tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây.
Ảnh minh họa.
Giảm cân: Những người thừa cân sẽ có các mô phụ trong họng dẫn đến ngáy. Vì vậy, giảm cân có thể giúp giảm ngáy. Giảm được 10% trọng lượng cơ thể bạn sẽ thấy tình hình được cải thiện nhang chóng.
Thay đổi tư thế ngủ: Ngủ ngáy thường xảy ra nhất khi người ta nằm ngửa vì khi đó gốc của lưỡi trượt về phía sau làm hẹp đường thở và cản trở một phần không khí. Do vậy, khi ngủ nên nằm nghiêng và nằm gối cao hơn bình thường (khoảng 10cm) để giúp cho luồng khí trong cổ họng đi thẳng theo luồng khí và hạn chế hiện tượng tạo âm rung động từ bên trong.
Không dùng đồ uống có cồn trước khi đi ngủ: Tránh uống đồ có cồn ít nhất 4 tiếng trước khi đi ngủ vì chúng làm ức chế hệ thần kinh trung ương, khiến các cơ giãn quá mức, bao gồm các mô trong cổ họng tạo nên tiếng động (ngáy). Vì có người lúc bình thường ngủ không ngáy nhưng khi uống rượu sẽ ngáy.
Tăng độ ẩm cho phòng ngủ: Bởi lẽ độ ẩm trong phòng ngủ thấp sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và dễ gây nên hiện tượng ngủ ngáy.
Ngoài ra, để chữa tật ngủ ngáy, bạn nên tránh ăn nhiều vào bữa tối. Đặc biệt, nên ngủ đủ giấc vì những người hay bị làm rối giấc ngủ hoặc thiếu ngủ rất dễ ngáy. Nếu bạn tập được thói quen đi ngủ theo giờ giấc đều đặn thì cơ thể sẽ không lâm vào tình trạng quá mệt mỏi và giúp khỏi ngáy.