Nghiên cứu mới đă chỉ ra virus SARS-CoV-2 có khả năng tồn tại trong cơ thể một người ngay cả khi người đó đă được xác định khỏi Covid-19.
Khó có thể loại bỏ hoàn toàn virus khỏi cơ thể
Theo kết quả nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, trong cơ thể những người từng mắc Covid-19 có thể có một số biến thể của virus trú ẩn trong hệ miễn dịch.
Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu quốc tế do Giáo sư Imre Berger tại Đại học Bristol (Anh) và Giáo sư Joachim Spatz tại Viện Nghiên cứu Y khoa Max Planck ở Heidelberg (Đức) đứng đầu, đă tiến hành tổng hợp và phân tích 2 nghiên cứu riêng biệt khẳng định virus SARS-CoV-2 có thể tiến hóa trong các loại tế bào khác nhau và nhanh chóng đáp ứng miễn dịch.
Kapil Gupta - nhà nghiên cứu tới từ Đại học Bristol (Anh) cho biết: "Các kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng một người có thể mang nhiều biến chủng virus trong cơ thể. Một trong số chúng có thể ẩn náu trong thận hoặc lá lách khi cơ thể bận rộn chống lại chủng "thống trị". Điều này có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 khó loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi cơ thể".
Ví dụ như với biến chủng được phát hiện ở Bristol (Anh) có tên là BrisDelta. Biến thể này đă thay đổi so với chủng gốc và chúng vẫn tồn tại trong hệ thống miễn dịch của người bệnh.
6 lời khuyên giúp F0 hồi phục sức khỏe
Bác sĩ người Ấn Độ Vishakha Shivdasani đưa ra 6 lời khuyên về dinh dưỡng và lối sống có thể giúp bệnh nhân Covid-19 nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng c̣n sót lại của bệnh và đẩy nhanh tốc độ phục hồi của cơ thể.
Chọn đúng thực phẩm
Hăy chọn những thực phẩm giàu protein (đạm), đừng chọn thực phẩm chứa nhiều carbohydrate (bột, đường).
Đừng sợ dầu mỡ. Một chế độ ăn có mỡ sẽ giúp bạn không ăn nhiều. Nên tránh các lại mỡ xấu, ưu tiên sử dụng mỡ tốt như dầu oliu, dầu dừa, dầu trái bơ, dầu mù tạt...
Không nên ăn đường v́ nó có thể gây ra t́nh trạng viêm và ức chế miễn dịch trong cơ thể.
Tránh dùng các thực phẩm chế biến.
Bảo vệ sức khỏe đường ruột
Tăng cường chất xơ (từ tỏi, dâu, hành tây, táo...) và men vi sinh (từ sữa chua, nấm kefir, kim chi, rau củ ngâm...) sẽ giúp các lợi khuẩn đường ruột sinh sôi. Ngoài ra, nên dùng các loại rau và trái cây có màu sắc đa dạng trong bữa ăn.
Nuôi dưỡng hệ vi khuẩn tốt sẽ giúp cho đường ruột khỏe mạnh từ đó chống lại các tác nhân lạn, bao gồm cả virus gây ra Covid-19.
Đừng căng thẳng, lo lắng
Căng thẳng, lo lắng có thể khiến cơ thể tiết ra các cytokin gây viêm và buộc hệ miễn dịch phải làm việc quá mức.
Ngồi thiền, tập thở sẽ giúp giảm nhịp tim, huyết áp và t́nh trạng viêm đồng thời kích thích cơ thể tiết ra các chất dẫn truyền thần kinh tốt như serotonin, dopamine.
Ngủ ngon
Hăy cố gắng ngủ và thức giấc vào cùng một giờ mỗi ngày. Bạn cần ngủ 6-7 tiếng mỗi đêm để hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vận động hợp lư
Tập thể dục giúp giảm t́nh trạng viêm và cải thiện hệ miễn dịch. Tập thể dục ngoài trời cũng giúp bạn hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời.
Bổ sung vitamin để đẩy nhanh phục hồi
Vitamin giúp giảm protein CRP - dấu hiệu thường gặp khi cơ thể bị viêm nặng do Covid-19.
Vitamin D có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm, tăng cường miễn dịch. Thiếu vitamin D sẽ khiến phổi hoạt động không tốt.
Magie giúp cơ thể ngủ ngon, giảm viêm, giảm lo lắng, ổn định nhịp tim.
Kẽm có vai tṛ quan trọng trong việc tạo ra tế bào T cho hệ miễn dịch.