Phản hồi nói trên đă được tỷ phú Elon Musk đăng trên mạng xă hội Twitter.
Mới đây, tỷ phú công nghệ Elon Musk đă đưa ra lời đáp trả ngắn gọn mà cực gắt sau khi người đứng đầu cơ quan vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos "thách" Mỹ bay lên vũ trụ bằng chổi bay.
Cụ thể, nhằm trả đũa việc Mỹ trừng phạt Nga v́ Ukraine, ông Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos đă công bố quyết định ngừng cung cấp động cơ tên lửa cho Mỹ.
"Trong t́nh huống như thế này, chúng tôi không thể cung cấp cho Mỹ những động cơ tên lửa tốt nhất thế giới của chúng tôi. Hăy để họ bay trên một thứ khác, chổi bay chẳng hạn, tôi không biết nữa", ông Rogozin nói trên kênh truyền h́nh nhà nước Nga.
Đáp lại tuyên bố trên, tỷ phú Elon Musk chỉ đăng lại nội dung bài báo kèm ḍng chú thích ngắn gọn: "Chổi Mỹ nhé" - như h́nh dưới đây:

Được biết, ngoài quyết định ngừng cung cấp động cơ tên lửa cho Mỹ, Roscosmos cũng sẽ ngừng bảo dưỡng các động cơ tên lửa mà họ đă giao cho Mỹ trước đây cùng 24 động cơ sẽ không nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật nào từ Nga.
Theo ông Rogozin, kể từ thập niên 1990, Nga đă chuyển giao tổng cộng 122 động cơ RD-180 cho Mỹ.
Republic World cho biết đây không phải lần đầu tiên ông chủ hăng dịch vụ vận tải không gian SpaceX (Mỹ) đối đầu với ông Rogozin.
Trước đó, hôm 3/3, ông Rogozin đă lên tiếng phản đối việc tỷ phú Musk cung cấp dịch vụ Internet cho Ukraine thông qua vệ tinh Starlink, nói rằng hành động này trái ngược với tuyên bố trước đó của SpaceX rằng vệ tinh Starlink chỉ phục vụ cho mục đích dân sự.
Đáp lại, tỷ phú Musk đăng lên Twitter: "Internet dân dụng của Ukraine đang gặp phải sự cố ngưng hoạt động kỳ lạ - phải chăng là do thời tiết xấu? SpaceX chỉ đang giúp họ khắc phục sự cố mà thôi."
Ngày 3/3, SpaceX vừa phóng thành công thêm 47 vệ tinh Internet Starlink lên quỹ đạo bằng tên lửa Falcon 9 từ Tổ hợp phóng vũ trụ 39A tại căn cứ Cape Canaveral ở bang Florida của nước này.
SpaceX sau đó đă xác nhận rằng các vệ tinh Starlink đă được triển khai và tầng đầu tiên của tên lửa Falcon 9 đă trở về Trái Đất, trên sà lan không người lái Just Read the Guide ở Đại Tây Dương.
Đây là chuyến bay thứ 11 của tên lửa Falcon 9 đưa vệ tinh Starlink lên quỹ đạo, và lần phóng thứ 9 của tên lửa này kể từ đầu năm 2022.
Các vệ tinh Starlink trên vũ trụ sẽ cung cấp Internet băng thông rộng tốc độ cao đến những nơi chưa có Internet, hoặc truy cập Internet ổn định hoặc chi phí cao.
Khủng hoảng Ukraine đă lên đến... vũ trụ
Theo Republic World, gần đây, sau khi Nga hứng loạt đ̣n trừng phạt từ Mỹ và phương Tây, cơ quan vũ trụ của nước này cũng đă đáp trả bằng động thái lần lượt cắt đứt quan hệ với các cơ quan vũ trụ lớn của phương Tây như NASA (Mỹ) và ESA (Châu Âu), gần đây nhất là cơ quan vũ trụ của Đức.
Hôm 3/3, Roscosmos đă thông báo rằng họ sẽ kết thúc hợp tác với Đức trong các thí nghiệm chung đă được lên kế hoạch tiến hành trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Cơ quan này nói rằng họ sẽ tiến hành tất cả các thí nghiệm đó độc lập.
Đáp lại, cơ quan vũ trụ Đức cũng tuyên bố rằng họ đang chấm dứt quan hệ song phương với Nga sẽ không tham gia vào bất kỳ hoạt động nào với Nga trên vũ trụ trong tương lai.
VietBF @ Sưu tầm