Theo thông tin mới nhất từ hăng tin CGTN, cuộc đàm phán giữa phái đoàn Nga và Ukraine đă bắt đầu ở Dinh thự Rumyantsev-Paskevich (thành phố Gomel, Belarus). Trong một tuyên bố đưa ra trước đó, chính quyền Ukraine cho biết “vấn đề chính của cuộc đàm phán là yêu cầu Nga lập tức ngừng bắn, rút quân khỏi Ukraine”. Phóng viên Sputnik cho biết, cuộc đàm phán Nga – Ukraine đă chính thức bắt đầu sau vài giờ tŕ hoăn và một số báo cáo mâu thuẫn nhau.
Đang diễn ra đàm phán Nga - Ukraine
Phái đoàn Nga gồm có trợ lư tổng thống Nga Vladimir Medinsky và người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại của Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky, cùng một số quan chức khác.
Bên phía Ukraine có Bộ trưởng Quốc pḥng Ukraine Oleksiy Reznikov cùng các quan chức chủ chốt khác, trong đó có một cố vấn thân cận của tổng thống và thứ trưởng Bộ Ngoại giao.
Phía Ukraine cho biết mục tiêu đàm phán là "ngừng bắn ngay lập tức và Nga rút quân khỏi Ukraine".

H́nh ảnh đầu tiên cuộc đàm phán Nga - Ukraine.
Điện Kremlin từ chối đưa ra b́nh luận về mục tiêu tại cuộc đàm phán, song ông Vladimir Medinsky khẳng định Moscow muốn đạt được thỏa thuận có lợi cho cả hai bên.
Ukraine yêu cầu Nga ngừng bắn và rút quân
Trong một thông báo trên Telegram, văn pḥng Tổng thống Ukraine cho biết phái đoàn nước này đă đến địa điểm đàm phán với Nga ở biên giới Ukraine - Belarus.
Phái đoàn của Ukraine gồm Bộ trưởng Quốc pḥng Oleksiy Reznikov cùng các quan chức chủ chốt khác, trong đó có một cố vấn thân cận của tổng thống và thứ trưởng Ngoại giao.
“Vấn đề chính của các cuộc đàm phán sẽ là việc (Nga) lập tức ngừng bắn và rút quân khỏi lănh thổ Ukraine”, văn pḥng của Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết.
Nga sẵn sàng đối thoại, với điều kiện Ukraine “phi quân sự hóa và phi phát xít hóa”. Phía Moscow mong đợi một sự đầu hàng từ Kiev.
Nga công bố thời điểm đàm phán dự kiến
Phát biểu trước cuộc gặp, trưởng đoàn đàm phán của Nga cho hay, Moscow muốn đạt được một thỏa thuận nào đó với Ukraine càng sớm càng tốt.
RT đăng tải h́nh ảnh pḥng đàm phán, nơi diễn ra cuộc gặp giữa phái đoàn 2 nước Nga-Ukraine. H́nh ảnh do Bộ Ngoại giao Belarus công bố.
Belarus có thể sát cánh cùng Nga ở Ukraine?
"Rất rơ ràng Minsk hiện là một phần mở rộng của Điện Kremlin", quan chức này nói trên Washington Post. Hoạt động triển khai có thể bắt đầu sớm nhất trong hôm nay, 28/2.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko là đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Putin.
Ngay sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24/2, Tổng thống Lukashenko tuyên bố quân đội nước này sẵn sàng tham chiến ở Ukraine nếu Moscow cần hỗ trợ.
Cuối tháng trước, ông Lukashenko cũng khẳng định Belarus sẽ tham chiến nếu Nga bị tấn công, đồng thời cho phép hàng trăm ngh́n binh sĩ đồng minh đồn trú.
Nga thừa nhận có binh sĩ tử vong ở Ukraine
Đây là lần đầu tiên Nga lên tiếng về việc binh sĩ nước này tử trận ở Ukraine kể từ lúc Tổng thống Vladimir Putin phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào hôm 24/2.
"Các quân nhân Nga đang cho thấy ḷng dũng cảm và cử chỉ anh hùng trong lúc hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu trong chiến dịch quân sự đặc biệt. Thật không may, có những người đồng đội của chúng tôi đă tử trận và bị thương", người phát ngôn Bộ Quốc pḥng Nga Igor Konashenkov nói trên truyền h́nh Nga.
Ông Konashenkov cũng cho biết quân đội Nga sẽ trao trả các tù binh Ukraine - những người đă "đầu hàng" - cho gia đ́nh của họ.
Nga - Ukraine đàm phán vào sáng 28/2
Hăng tin TASS dẫn nguồn tin cho biết cuộc đàm phán giữa phán đoàn Nga và Ukraine sẽ bắt đầu vào sáng 28/2. "Cuộc họp không phải bị hoăn. Sự kiện sẽ bắt đầu trong buổi sáng. Nguyên do là vấn đề hậu cần của phái đoàn Ukraine", nguồn tin của TASS cho biết.

Ông Vladimir Medinsky - người đứng đầu phái đoàn Nga và là trợ lư của Tổng thống Vladimir Putin.
Phái đoàn Nga đă rời Minsk và tới địa điểm họp. Theo nguồn tin của TASS, nơi họp cụ thể không được tiết lộ. Trong khi đó, phía Ukraine tiết lộ cuộc đàm phán được diễn ra ở khu vực gần sông Pripyat, nằm giữa biên giới Ukraine - Belarus.
Địa điểm này được cho là phù hợp với các bên.
Nga báo động lực lượng hạt nhân, Nhà trắng, NATO lên tiếng
Khuya ngày 27/2 (giờ Hà Nội), truyền thông Nga cho biết Tổng thống Putin đă yêu cầu Bộ Quốc pḥng Nga lệnh cho các lực lượng răn đe chiến lược, trong đó có những đơn vị mang vũ khí hạt nhân, cảnh giác cao độ và chuyển sang trạng thái báo động, sẵn sàng nhận lệnh chiến đấu.
Ngay sau động thái trên, hăng AFP dẫn lời Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg chỉ trích quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh đặt các lực lượng răn đe hạt nhân trong t́nh trạng báo động cao.
“Đây là giọng điệu nguy hiểm. Đây là hành vi vô trách nhiệm. Và dĩ nhiên, nếu các bạn kết hợp giọng điệu này với những ǵ họ đang tiến hành trên đất Ukraine sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của t́nh h́nh”, ông Jens Stoltenberg nói.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Jen Psaki cho rằng điều đó thể hiện một sự leo thang “hoàn toàn không thể chấp nhận”. Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield cho hay bà cực lực lên án quyết định của ông Putin.
Nga sở hữu số vũ khí hạt nhân đứng thứ 2 trên thế giới sau Mỹ, với nhiều tên lửa đạn đạo trong lực lượng răn đe.
Nga tấn công thêm nhiều thành phố Ukraine
Đài CNBC cho biết, quân đội Nga ngày 27/2 (giờ địa phương) đă tiến vào Kharkiv - thành phố lớn thứ hai Ukraine với hơn 1,5 triệu dân ở vùng đông bắc. Cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine - ông Anton Gerashchenko cho biết lực lượng pḥng thủ của thành phố đă đụng độ với quân Nga, phần nhiều là bộ binh được yểm trợ bằng một số thiết giáp và xe tăng. Hiện con số thương vong của hai bên chưa được công bố, nhưng ít nhất hai xe tăng đă bị bắn cháy.
Song song với đợt tấn công vào Kharkiv, hăng thông tấn TASS dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nga - ông Igor Konashenkov tuyên bố các lực lượng Nga cũng đă bao vây hoàn toàn hai thành phố khác của Ukraine là Berdyansk ở phía đông nam và Kherson ở phía nam, gần biên giới với Nga và bán đảo Crimea trong suốt 24 giờ qua.