Tài phiệt người Bỉ Alfred Loewenstein là người giàu thứ ba thế giới khi ông rơi khỏi máy bay riêng vào ngày 4/7/1928, trong một sự cố kỳ lạ khiến các chuyên gia hàng không không thể lư giải.
Alfred Loewenstein đă rơi khỏi máy bay một cách bí ẩn vào năm 1928. Ảnh: Getty Images
Cái chết của Alfred Loewenstein là một trong những bí ẩn gây nhức nhối trong lịch sử nước Mỹ hiện đại. Người giàu thứ ba trên thế giới, một chủ ngân hàng gốc Bỉ, vốn là nhân vật tiêu biểu cho “Thời đại Vàng son” (thời kỳ kinh tế phát triển vượt bậc cuối thế kỷ 19, đầu 20). Tuy nhiên, ông đă biến mất với lư do được đưa ra là “rơi khỏi máy bay”, một năm trước khi thị trường chứng khoán sụp đổ năm 1929 dẫn đến cuộc Đại suy thoái.
Trong khi người Mỹ ăn mừng độc lập vào ngày 4/7/1928, Loewenstein lên máy bay riêng, khởi hành từ sân bay Croydon ở Anh để trở về Brussels, Bỉ. Đó là hành tŕnh mà ông thực hiện khá thường xuyên cùng với các tùy tùng của ḿnh. Bầu trời bên ngoài quang đăng khi Loewenstein rời ghế máy bay để sử dụng nhà vệ sinh. Tuy nhiên, theo những ǵ được báo cáo sau này th́ ông đă nhầm lối ra phía sau của máy bay với cửa toilet.
Phi công, thợ máy và 4 hành khách trên chuyến bay của Loewenstein được cho là không hay biết chuyện ǵ đă xảy ra cho đến khi thư kư của ông là Arthur Hodgson phát hiện thấy cánh cửa phía sau va đập trong gió. Từ đó đến nay, bí ẩn về những ǵ đă xảy ra với Alfred Loewenstein vẫn chưa được giải đáp.
Bản thân cũng là một phi công, Alfred Loewenstein đă bị rơi một cách bí ẩn khỏi máy bay của ông. Ảnh: Getty Images
Sinh ngày 11/3/1877, Alfred Léonard Loewenstein xuất thân từ một gia đ́nh chủ ngân hàng thuộc tầng lớp thượng lưu. Chịu ảnh hưởng của cha là Bernard, một nhà tài chính Đức gốc Do Thái, ông đă gây dựng công ty thủy điện Socíeté Internationale d’Énergie Hydro-Électrique, có mối liên hệ mật thiết với giới ngân hàng và nhắm mục tiêu vào các quốc gia đang phát triển trên toàn cầu.
Bằng cách cung cấp cơ sở hạ tầng điện cho các nước thuộc thế giới thứ ba, Loewenstein kiếm được rất nhiều tiền. Ông nhanh nhạy đầu tư vào các mặt hàng béo bở như lụa ngay trước khi chúng tăng giá chóng mặt. Với niềm đam mê hàng không, tự thực hiện hàng trăm chuyến bay, Loewenstein c̣n được mệnh danh là “nhà tư bản bay” của Bỉ.
Khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, Loewenstein đă trở thành một trong những người quyền lực nhất châu Âu. Điều này được thể hiện rơ ràng khi chính phủ Bỉ phải lưu vong sau cuộc xâm lược của Đức, Loewenstein đă đề nghị cho chính phủ vay 50 triệu USD không tính lăi, để mua tất cả các khoản nợ của đất nước.
Chiếc máy bay Fokker cùng loại với phi cơ chở Alfred Loewenstein trong hành tŕnh cuối cùng của ông.
Loewenstein cũng kiểm soát các đồn điền cao su ở Congo, nhiều cơ sở sản xuất than ở Đức và là cổ đông chính trong hệ thống đường sắt của Bỉ.
Khi lời đề nghị 50 triệu USD bị từ chối, ông chuyển đến Anh và mở một công ty đầu tư vào năm 1926. Chỉ riêng một khoản đầu tư trong những năm 1920 đă mang về cho ông hơn 1 triệu USD. Từ lúc này đây, Loewenstein c̣n được các nguyên thủ quốc gia châu Âu tham vấn.
Loewenstein cũng được mệnh danh là “người đàn ông bí ẩn của châu Âu” hay “Ông già Noel của Bỉ”. Đàn ngựa thuần chủng của ông giành chiến thắng trong các giải đua lớn như Grande Steeple-Chase de Paris năm 1926 và 1928. Trước khi qua đời, người giàu thứ ba hành tinh được cho là đă nhắm mục tiêu vào các giao dịch đầy hứa hẹn ở Mỹ.
Loewenstein nói: “Tôi luôn tận dụng những ǵ được gọi là phương pháp Mỹ. Tôi thích năng lượng của Mỹ và hiệu quả của Mỹ. Về nhiều mặt, quan điểm của tôi giống với quan điểm của doanh nhân Mỹ. Đó là lư do tại sao tôi thích giao dịch với họ và cảm thấy ở Mỹ giống như ở nhà ḿnh”.
Alfred Loewenstein. Ảnh: Getty Images
Chuyến bay định mệnh của Loewenstein khởi hành đến Brussels (Bỉ) vào đúng Ngày Quốc khánh Mỹ, 4/7. Bản kê khai chuyến bay liệt kê tên của phi công Donald Drew, thợ máy Robert Little, người phục vụ Fred Baxter, thư kư Arthur Hodgson cùng với hai người tốc kư Eileen Clarke và Paula Bidalon.
Chiếc Fokker Trimotor cất cánh vào khoảng 6 giờ chiều. Khi máy bay đang bay qua eo biển Manche (giữa Anh và Pháp) ở độ cao 4.000 feet (trên 1.200 mét) th́ Loewenstein muốn đi vệ sinh. Ông rời ghế đi vào khoang vệ sinh nhỏ ở phía sau cabin. Và ông biến mất mà không một ai trên máy bay hay biết cho đến khi họ nhận ra có tiếng cửa dập mạnh theo gió.
Ngăn pḥng vệ sinh vốn có hai cửa. Một là cửa không có cửa sổ ngăn cách nó với phần c̣n lại của máy bay. Cánh cửa c̣n lại thông ra bên ngoài, là lối vào và lối ra duy nhất của máy bay.
Phi công Donald Drew được báo động ngay lập tức và hạ cánh khẩn cấp xuống một băi biển vắng vẻ gần Dunkirk. Lănh thổ này nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp nên mọi người trên máy bay lập tức bị chính quyền bắt giữ và thẩm vấn.
Thi thể của Alfred Loewenstein được một tàu đánh cá gần bờ biển Pháp phát hiện hơn hai tuần sau đó, vào ngày 19/7.
Một cuộc điều tra chính thức đă được tổ chức vào ngày 9/7 và kết thúc gần như ngay khi nó bắt đầu. Dựa trên lời khai của phi công Donald Drew và thợ máy Robert Little rằng cửa thoát hiểm rất dễ mở, cái chết của Loewenstein được kết luận là do tai nạn.
Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, độ ổn định của cánh cửa ra vào chiếc Fokker Trimotor đă được kiểm tra nghiêm ngặt. Các cuộc điều tra - bao gồm cả của Bộ Hàng không Anh - cho thấy cánh cửa này sẽ không thể được mở một cách t́nh cờ. Các thử nghiệm đi đến kết luận rằng việc hành khách vô t́nh mở cửa sau dù ở độ cao 1.000 feet (trên 300 mét), chứ chưa nói ǵ đến 4.000 feet (1.200 mét), là không thể nếu không có trợ lực rất mạnh.
Minh họa bên trong máy bay riêng của Alfred Loewenstein. Ảnh: OrdinaryMystery
Vậy có phải Alfred Loewenstein đă đi nhầm cửa? Ngay cả với một lượng nhỏ cồn được t́m thấy trong máu của ông, điều đó dường như rất khó xảy ra, v́ hai cánh cửa không khó để phân biệt. Cửa thoát hiểm được đánh dấu EXIT và có gắn một chốt cài ḷ xo được điều khiển từ bên trong mà theo lư thuyết, phải hai người đàn ông mới có thể mở được.
Trên cơ thể nhà tỉ phú cũng không có dấu hiệu bị tấn công. Hộp sọ bị nứt và các xương bị gẫy của ông được cho là do va chạm. Cuối cùng cái chết của Loewenstein được xác định là do tai nạn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều giả thuyết cho rằng ông đă bị giết theo lệnh của những người thừa kế hoặc tự sát trước khi đế chế kinh doanh của ḿnh sụp đổ.
“Ngay cả giả sử Loewenstein đă mất vài chục triệu franc, điều đó không bao giờ ảnh hưởng đến việc ông nhảy khỏi máy bay”, một người bạn của Loewenstein quả quyết.
Điều lạ lùng nữa là con trai ông là Robert sau đó đă bắn chết một người hầu v́ lư do bí ẩn, và cũng chết trong một vụ tai nạn máy bay vào năm 1941.
Trước khi Loewenstein qua đời, người đàn ông là bạn của các vị vua và giới tài phiệt giàu có, đă kiểm soát nhiều đồn điền cao su ở Congo, các cơ sở sản xuất than ở Đức và là cổ đông chính trong hệ thống đường sắt của Bỉ. Và mặc dù đến ngày nay, vẫn không có bằng chứng chính thức nào về việc ông bị chơi xấu, Loewenstein chắc chắn đă khiến kẻ thù của ông hưởng lợi rất nhiều từ cú rơi từ trên trời của ḿnh.
Năm 1987, tác giả William Norris đă điều tra vụ án và tŕnh bày những phát hiện của ḿnh trong một cuốn sách có tên “Người đàn ông rơi xuống từ bầu trời”. Norris phát hiện ra rằng các đối tác kinh doanh của Alfred, gồm Albert Pam và Frederick Szarvasy, được hưởng lợi từ cái chết của ông.
Giá cổ phiếu công ty của họ, International Holdings, đă tăng vọt trên thị trường chứng khoán sau thảm kịch do khoản lợi nhuận bí ẩn 13 triệu USD dường như không biết từ đâu ra. Norris cũng phát hiện ra rằng số tiền này phù hợp với một số hợp đồng bảo hiểm ẩn danh được thực hiện đối với Alfred Loewenstein trước khi qua đời.
Tác giả Norris đưa ra giả thuyết là Pam và Szarvasy đă thuê ít nhất hai người để giết Loewenstein, là phi công Donald Drew và thợ máy Robert Little, những người đă đưa ra lời khai thuyết phục về việc dễ dàng mở cửa thoát hiểm.
Tất nhiên, giả thuyết đó vẫn chưa thể giải mă chính thức cho bí ẩn về cú rơi khỏi máy bay của nhà tư bản giàu có thứ ba hành tinh.