Nga có thể cân nhắc công nhận các vùng ly khai ở đông Ukraine để từ đó mở đường cho sự hiện diện quân sự lớn hơn, gây áp lực thêm cho Kiev và phương Tây.
Cho đến nay, Nga vẫn chưa tấn công Ukraine như dự đoán của giới t́nh báo phương Tây. Mặt khác, nước này tuyên bố bắt đầu rút một số lượng quân đang áp sát quốc gia láng giềng. Nhiều ư kiến kỳ vọng những diễn biến mới này sẽ mở ra một lối thoát cho cuộc khủng hoảng nhưng các nỗ lực ḥa giải tới nay vẫn giậm chân tại chỗ, khi các chuỗi ngoại giao con thoi của các bên liên quan không đem lại kết quả đáng kể nào.
Hội đàm với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 15-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định Nga sẵn sàng thảo luận các biện pháp để xây dựng niềm tin nhưng nếu ngoại giao thất bại th́ phương Tây và Ukraine nên chuẩn bị đón nhận “các hậu quả nghiêm trọng”. Hai ngày sau, Bộ Ngoại giao Nga cảnh báo rằng Moscow sẽ buộc phải phản ứng bằng “các biện pháp kỹ thuật - quân sự” trong trường hợp các yêu cầu an ninh của nước này vẫn không được đáp ứng
Nga và hai quân bài Donetsk, Lugansk
Theo bài viết mới đây của chuyên gia Eugene Chausovsky thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách Newlines (Mỹ) trên tạp chí Foreign Policy, diễn ngôn ngoại giao của Nga tới lúc này cho thấy vẫn chưa thể loại trừ hoàn toàn khả năng Nga sẽ có hành động quân sự nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, hành động này diễn ra như thế nào sẽ hơi khác so với những ǵ phương Tây đang h́nh dung.
Cùng ngày, ông Scholz và ông Putin hội đàm, Hạ viện Nga thông báo đă thông qua đề xuất kêu gọi ông Putin chính thức công nhận hai thực thể CHND Donetsk và CHND Lugansk là các nhà nước độc lập tách ra từ vùng Donbass ở đông Ukraine. Chủ tịch Hạ viện Vyacheslav Volodin nêu lư do là phía chính quyền Kiev không tuân thủ hai thỏa thuận Minsk đă kư kết với Nga hồi năm 2014 và 2015, đe dọa an ninh của cộng đồng người Nga tại đây và Moscow cần phải có biện pháp can thiệp, hỗ trợ nhanh chóng.
Ở Nga th́ các đề xuất của Hạ viện không mang tính ràng buộc và ông Putin không bị áp lực nào phải kư ban hành thành luật chính thức. Tuy nhiên, chuyên gia Chausovsky cho rằng ngay cả khi ông Putin không đi theo kịch bản này, đó vẫn được xem là lời cảnh báo từ phía Nga về những ǵ sẽ xảy ra nếu mặt trận ngoại giao vẫn không đem lại lợi ích nào đáng kể cho nước này.
Tới lúc này, về chính thức Nga vẫn xem Donetsk và Lugansk là các lănh thổ thuộc Ukraine, tuy vẫn kín đáo hỗ trợ an ninh và tài chính cho các lực lượng ly khai ở đây. Các hoạt động của Nga tại hai khu vực này luôn được giữ trong trạng thái không chính thức hoặc là các hoạt động kết hợp quân sự - dân sự để tránh bị phía Ukraine cáo buộc là can thiệp vào chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.
Trường hợp Nga công nhận CHND Donetsk và CHND Lugansk là các nhà nước độc lập, điều này về mặt lư thuyết sẽ mở đường cho Nga tăng cường đáng kể việc hiện diện quân sự trong khu vực, khi Moscow chỉ cần hai chính quyền Donetsk và Lugansk cho phép nước này đổ quân và khí tài quân sự vào với lư do bảo vệ công dân Nga.
Lúc này, nếu Nga vẫn c̣n ư định tổ chức các hoạt động quân sự nhằm vào Ukraine th́ mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn bởi lằn ranh đă di dời từ biên giới Nga - Ukraine vào biên giới giữa Ukraine và các vùng ly khai. Đây là một diễn biến rất có lợi cho Nga bởi giới chức nước này hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu quân sự mà vẫn có thể tuyên bố họ không lấn vào lănh thổ của Ukraine, mà chỉ can thiệp theo lời đề nghị của hai chính quyền mới thành lập.
Đằng sau tính toán của Nga
Theo đánh giá của ông Chausovsky, kế hoạch như trên của Nga thực chất lại phù hợp với tư duy ngoại giao của nước này như những ǵ từng xảy ra ở bán đảo Crimea và Syria. Lực lượng Nga nếu đổ quân vào Donetsk và Lugansk nhiều khả năng sẽ không gặp sự phản đối nào đáng kể đến từ bộ phận dân cư ở đây, hơn nữa tổn thất về mặt quân sự và kinh tế sẽ thấp hơn nhiều so với thực hiện một cuộc tấn công chủ lực vào Ukraine như Kiev và phương Tây lo ngại thời gian qua.
Cho tới nay, các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo gỡ xung đột giữa Ukraine và các vùng ly khai vẫn diễn ra và các bên vẫn kỳ vọng một giải pháp cụ thể trong khuôn khổ các thỏa thuận Minsk. Nga lúc này có thể vẫn sẽ tạm hoăn các kế hoạch liên quan tới Donetsk, Lugansk để chờ thêm t́nh h́nh. Mỹ và đồng minh cũng đă nhiều lần cảnh báo là chỉ cần Nga đi một bước nhỏ vào hai khu vực này th́ ngay lập tức sẽ bị áp trừng phạt. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt chắc chắn sẽ nhẹ hơn nhiều so với một khi Nga chọn cách tấn công tổng lực Ukraine.Nh́n chung, điểm mấu chốt của các hành động của Nga đến lúc này là Moscow không muốn là bên trắng tay và không thu được lợi ích ǵ sau khi cuộc khủng hoảng hiện nay được giải quyết. Do đó, chuyên gia Chausovsky cho rằng nên nh́n rộng ra việc tập trung quân sự và leo thang căng thẳng với Ukraine của Nga có thể là một phần trong nỗ lực gây áp lực lên bàn đàm phán giữa nước này với phương Tây và Ukraine. Đối với Ukraine, khả năng Nga có thể công nhận CHND Donetsk và CHND Lugansk sẽ được dùng để nước này tỏ ư không hài ḷng với cách Ukraine diễn giải thỏa thuận Minsk và muốn thảo luận lại với các điều khoản hợp ư họ hơn. Đối với phương Tây, nó là tín hiệu Nga muốn có một cuộc đối thoại rơ ràng về một cấu trúc an ninh mới cho châu Âu mà Nga phải là một bên có tiếng nói hơn hiện tại.•
|