Từ lớp vỏ rỗng, quân đội Nga đă lột xác, tập trung gần biên giới với Ukraine với khí thế áp đảo. Điểm mạnh nhất của Nga không phải vũ khí mà là thứ này.
Quân đội Nga "biến h́nh", tướng Mỹ kinh ngạc
Theo New York Times, trong những năm đầu nhiệm kỳ của Tổng thống Vladimir Putin, quân đội Nga chỉ là một lớp vỏ rỗng, chẳng có ǵ ngoài vũ khí hạt nhân, vật lộn trong các nhiệm vụ lớn nhưng được đào tạo và trang bị kém.
Hai thập kỷ sau, lực lượng chiến đấu nước này đă lột xác, tập trung gần biên giới với Ukraine với khí thế áp đảo.
Các nhà phân tích quân sự cho biết dưới sự lănh đạo của Tổng thống Putin, quân đội Nga đă lột xác hoàn toàn, trở thành một đội quân tinh vi hiện đại, có thể triển khai thần tốc và sát thương hiệu quả trong các cuộc xung đột thông thường.
Bên cạnh vũ khí dẫn đường chính xác, cơ cấu chỉ huy mới được sắp xếp hợp lư và những người lính chuyên nghiệp, Nga c̣n có vũ khí hạt nhân.
Quân đội hiện đại hóa đă trở thành một công cụ chính trong chính sách đối ngoại của ông Putin trong nhiều mục tiêu lớn như sáp nhập Crimea, can thiệp vào Syria, giữ ḥa b́nh giữa Armenia và Azerbaijan, cũng như thành công trong nỗ lực khôi phục trật tự ở Kazakhstan.
Giờ đây, quân đội Nga được mô tả là sung sức và đáng ngại nhất, tận dụng áp lực để đưa Ukraine trở lại vùng ảnh hưởng của Moscow.
"Khả năng cơ động của quân đội, sự chuẩn bị sẵn sàng và trang thiết bị là những ǵ cho phép Nga gây áp lực lên Ukraine, đồng thời gây áp lực lên phương Tây", Pavel Luzin, nhà phân tích an ninh Nga cho biết. "Chỉ vũ khí hạt nhân là không đủ".
Theo chuyên gia quân sự Robert Lee, các xe tăng T-72B3 của Nga được trang bị hệ thống quang học tầm nhiệt mới có thể chiến đấu vào ban đêm cũng như tên lửa dẫn đường với tầm bắn gấp đôi các xe tăng khác.
Tên lửa hành tŕnh Kalibr được triển khai trên các tàu chiến ở Biển Đen và tên lửa Iskander-M bố trí dọc biên giới có thể tấn công các mục tiêu ở bất cứ nơi nào bên trong Ukraine.
Những khả năng mới được thể hiện rơ ràng trong sự can thiệp của Nga vào Syria năm 2015. Chúng không chỉ hiệu quả mà c̣n khiến quân đội Mỹ kinh ngạc.
"Thật xấu hổ khi thừa nhận rằng, cách đây vài năm, tôi đă cảm thấy vô cùng bất ngờ khi tên lửa Kalibr bay ra từ biển Caspi, đánh trúng các mục tiêu ở Syria", Trung tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Âu cho biết.
"Ngạc nhiên không chỉ v́ năng lực, mà c̣n bởi tôi thậm chí không biết họ đang ở đó".
Tư duy của Điện Kremlin về lực lượng vũ trang cũng đă phát triển theo hướng quy mô. Quân đội phụ thuộc ít hơn vào số lượng lính nghĩa vụ và tăng số lính được đào tạo bài bản.
Tư duy thay đổi
Điểm mới không chỉ là vũ khí được nâng cấp mà c̣n là học thuyết quốc pḥng được Điện Kremlin sử dụng.
Quân đội đă mài dũa một cách tiếp cận mà theo Dmitry Adamsky, một học giả về an ninh quốc tế tại Đại học Reichman ở Israel, gọi là "cưỡng chế xuyên miền" - kết hợp cả sử dụng vũ lực, đe dọa với ngoại giao, tấn công mạng và tuyên truyền để đạt được các mục đích chính trị.
Việc hiện đại hóa quân đội của Nga ngày càng có ư nghĩa gửi một thông điệp tới Mỹ, thể hiện sức mạnh vượt ra ngoài Đông Âu, gây thất vọng và đôi khi gây ngạc nhiên cho các quan chức Mỹ.
Chẳng hạn, các máy bay vận tải quân sự của Nga chỉ mất vài giờ để bắt đầu đưa khoảng 2.000 binh sĩ ǵn giữ ḥa b́nh Nga cùng với thiết giáp hạng nặng tới Nam Kavkaz sau khi ông Putin làm trung gian chấm dứt cuộc chiến năm 2020 giữa Azerbaijan và Armenia.
Tại Syria, Nga triển khai hiệu quả vũ khí dẫn đường chính xác, một lợi thế mà các lực lượng vũ trang phương Tây từng nắm giữ trước Nga.
Các nhà phân tích nhận định, Nga sở hữu rất ít hệ thống vũ khí mới được tạo ra hoàn toàn từ đầu, phần lớn là tân trang các thiết bị cũ.
Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí ít quan trọng hơn việc quân đội sử dụng và sáng tạo kinh nghiệm thu được trong các cuộc chiến trong nhiệm kỳ của ông Putin, tướng Philip M. Breedlove, người từng là chỉ huy NATO khi chiến tranh nổ ra ở Ukraine năm 2014, cho biết.
"Phải dành lời khen Nga là một lực lượng học hỏi và thích ứng. Mỗi khi chúng tôi thấy Nga bước vào xung đột, họ lại tiến bộ hơn một chút", ông nói.
Với những lư do trên, các nhà phân tích cho rằng, phương Tây khó có thể ngăn Nga tấn công Ukraine, nếu Tổng thống Putin quyết tâm.
VietBF @ Sưu tầm