Trong lúc phương Tây hối hả tiến hành các biện pháp hỗ trợ Ukraine do lo ngại về một cuộc tấn công tiềm năng từ Nga, một trụ cột của NATO sẵn sàng vì lợi ích cho Moscow nhiều hơn.
Đức không muốn gây hấn với Nga vì Ukraine?
Trong lúc có nhiều lo ngại cho rằng Nga sẽ tấn công Ukraine, hầu hết các đồng minh phương Tây đang hành động để hỗ trợ Kiev và trấn an các thành viên dễ bị tổn thương của NATO. Tuy nhiên, một quốc gia trụ cột như Đức lại đang có cách tiếp cận khác, đặt lợi ích của Nga lên trước phương Tây, theo WSJ.
Berlin cho thấy một thực tế nghiêm trọng. Đối mặt với hai mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Mỹ là Trung Quốc và Nga, Đức không còn là đồng minh đáng tin cậy.
Đối với Đức, khí đốt giá rẻ, xuất khẩu ô tô sang Trung Quốc và an ninh năng lượng từ Nga dường như quan trọng hơn sự đoàn kết với đồng minh. Chính vì vậy, số phận của Ukraine sẽ mang lại cho Đức một gánh nặng trách nhiệm.
Berlin từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine và đang tích cực ngăn cản Estonia làm điều đó. Trong những ngày gần đây, Anh đã vận chuyển vũ khí chống tăng đến Ukraine và thực hiện các chuyến bay thu thập thông tin tình báo liên quan đến Ukraine.
Nhưng trong khi các chuyến bay tình báo quá cảnh không phận Đức - tuyến đường trực tiếp nhất giữa Anh và Ukraine - thì các chuyến bay chở vũ khí vẫn đang thực hiện các đường bay vòng quanh Đức.
Bộ Quốc phòng Anh đã đi đường vòng, xác nhận rằng họ không xin phép bay quá cảnh. Đó là điểm mấu chốt: Anh không yêu cầu vì điều đó có thể buộc Đức phải chấp nhận hoặc từ chối. Anh tin rằng quyết định này sẽ gây khó khăn cho chính phủ mới của Thủ tướng Olaf Scholz.
Một minh họa khác là cách tiếp cận của Berlin đối với đường ống Nord Stream 2, đưa khí đốt đến châu Âu từ Nga. Các cơ quan quản lý của Đức cho biết đường ống không thể bắt đầu hoạt động cho đến khi đáp ứng các tiêu chuẩn tuân thủ.
Điều đó đã khiến ông Putin không hài lòng, người muốn đường ống phải hoạt động ngay bây giờ. Đáp lại, Gazprom đã đảo ngược dòng khí đốt qua đường ống Yamal-Europe hiện tại trong hơn 4 tuần.
Nga cũng cắt nguồn cung cấp năng lượng cho Ukraine trong hơn ba tháng. Thông điệp của ông Putin rất rõ ràng: Ukraine tốt hơn nên biết điều và Đức tốt hơn nên chấp thuận Nord Stream 2.
Đức cũng đã từ bỏ mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng của NATO là 2%, chỉ chi 1,5% GDP.
Tổng thống Biden gợi ý rằng Đức là một trong những đồng minh quan trọng nhất của Mỹ. Nhưng với các chính sách của Berlin dành cho Nga, thật khó để quan điểm của ông Biden đứng vững.
Vì sao Đức rụt rè?
Khi Nga tiếp tục tăng cường quân sự dọc theo biên giới Ukraine, NATO và EU đang cố gắng xây dựng một mặt trận đoàn kết, vững mạnh trước những diễn biến bất thường và nguy hiểm này. Nhưng Đức đang phá hoại sự thống nhất đó, khiến phương Tây trở nên yếu và chia rẽ hơn.
Trong sự phẫn nộ, các nước Baltic và Trung Âu tin rằng Đức không hiểu những lo ngại về an ninh của họ cũng như ý định của Nga. Họ tin rằng nền tảng kinh doanh và chính trị của Đức rất gần gũi với Nga nên nước này không muốn làm đảo lộn mối quan hệ kéo dài hàng thập kỷ đó.
Dư luận Đức cũng thể hiện sự chia rẽ trong quan điểm về vấn đề Ukraine. Khoảng 47% phản đối việc giao vũ khí phòng thủ cho Ukraine, nhưng ít nhất 42% ủng hộ.
Thủ tướng Olaf Scholz và các thành viên đảng Dân chủ Xã hội nói chung không muốn hủy bỏ cam kết của đảng đối với chính sách Ostpolitik — hợp tác với Nga thông qua đối thoại và liên kết kinh tế.
Vì vậy, lập trường của Đức đối với Nga sẽ chỉ thay đổi nếu chính quyền Scholz nhận ra rằng Ostpolitik đã kết thúc, nếu dư luận gây áp lực và nếu Đức thực hiện một số vai trò lãnh đạo chủ động rất cần thiết ở châu Âu.
Quan trọng hơn, lập trường của Đức lại nhận được sự ủng hộ từ một quốc gia trụ cột khác: Pháp – vì những lý do khác nhau.
Tổng thống Emmanuel Macron muốn một châu Âu không phải do Mỹ lãnh đạo, phản ứng với cuộc khủng hoảng này. Ông muốn châu Âu có chính sách an ninh và quốc phòng của riêng mình để tạo ra một loại "quyền tự chủ chiến lược".
Theo quan điểm của Macron, bối cảnh địa chiến lược toàn cầu đã thay đổi nhiều đến mức châu Âu phải phát triển các công cụ của riêng mình để tự vệ và định hình chính sách.
Về phần mình, Đức không có la bàn chiến lược. Vì sau Thế chiến II, quốc gia này đã bị khóa vào một lối tư duy theo chủ nghĩa hòa bình. Điều này giải thích tại sao Đức không thoải mái với ý tưởng của Macron, cũng như các nước Baltic, Ba Lan và các nước Trung Âu khác.
VietBF @ Sưu tầm