Giữa trời giông băo, nhóm nô lệ châu Phi đă đứng lên chống lại những kẻ bắt giữ ḿnh, sử dụng dao chặt mía t́m được trong hầm giết thuyền trưởng...
Vào sáng ngày 2/7/1839, những người nô lệ châu Phi trên chiếc tàu Amistad đă nổi dậy giành quyền kiểm soát con tàu chở họ. Sự việc này đă mở ra một cột mốc mới trong lịch sử buôn bán nô lệ của thế giới thời cận đại.
Trước đó, vào ngày 28/6/1839, 53 nô lệ vừa bị bắt ở châu Phi đă rời Havana trên tàu Amistad để đến đồn điền mía đường tại Puerto Principe, Cuba, khi đó là thuộc địa của Tây Ban Nha.
Ba ngày sau, Sengbe Pieh, một người châu Phi từ tộc Membe, c̣n được biết đến với tên Cinqué, đă tự giải phóng bản thân và những nô lệ khác, bắt đầu lên kế hoạch cho một cuộc nổi dậy.
Sáng sớm ngày 2/7, giữa trời giông băo, nhóm người châu Phi đă đứng lên chống lại những kẻ bắt giữ ḿnh, sử dụng dao chặt mía t́m được trong hầm giết chết thuyền trưởng và một thuyền viên.
Hai thuyền viên khác hoặc bị ném xuống biển hoặc đă trốn thoát. C̣n Jose Ruiz và Pedro Montes, hai người đă bỏ tiền mua nô lệ, th́ bị bắt giữ. Trong trận hỗn chiến, ba người châu Phi cũng thiệt mạng.
Cinqué ra lệnh cho hai kẻ này đưa tàu Amistad quay về hướng Đông, tới châu Phi. Vào ban ngày, Ruiz và Montes đă nghe theo, nhưng vào ban đêm, họ âm thầm quay tàu theo hướng Bắc, hướng về vùng biển của Mỹ.
Sau gần hai tháng lênh đênh trên biển, vào ngày 26/8, tàu USS Washington của Hải quân Mỹ đă bắt giữ Amistad ngoài khơi Long Island và đưa nó đến New London, Connecticut.
Ruiz và Montes được giải thoát, c̣n những người châu Phi bị tạm giam. Hai chủ nô yêu cầu trả lại những nô lệ của họ, trong khi chính phủ Tây Ban Nha kêu gọi dẫn độ nhóm người châu Phi đến Cuba nhằm xét xử tội cướp biển và giết người.
Đối lập với cả hai phe này, những người theo chủ nghĩa băi nô ở Mỹ đă ủng hộ việc đưa những nô lệ bị mua bất hợp pháp trở về châu Phi.
Câu chuyện về cuộc nổi loạn trên tàu Amistad được quan tâm rộng răi và những người theo chủ nghĩa băi nô đă thành công khi giành chiến thắng trong một phiên ṭa tại Mỹ.
Vào tháng 11, với sự hỗ trợ tài chính của những người theo chủ nghĩa băi nô, các nô lệ Amistad cuối cùng cũng rời Mỹ trên tàu Gentleman trong chuyến đi trở về Tây Phi. Sau sự kiện này, chủ nghĩa băi nô giành được sự ủng hộ mạnh mẽ, góp phần dẫn đến sự chấm dứt việc buôn bán nô lệ trên thế giới.