Dự báo nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ tăng điểm khi mà VN30 vừa có một phiên kiểm định hỗ trợ MA5 ngày tại 1.542 điểm.
Thị trường chứng khoán trong nước mở cửa phiên 6/1 chịu quán tính giảm điểm trong phiên giao dịch trước nhưng cũng nhanh chóng lấy lại xu thế đi lên. Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/1, chỉ số VN-Index xác lập mức đỉnh mới 1.528,57 điểm, tức tăng hơn 6 điểm so với phiên liền trước (tăng 0,4%).
Trong khi đó sàn niêm yết HNX c̣n tăng giá ấn tượng hơn khi chỉ số đại diện tăng hơn 4,5 điểm (0,94%) lên mức 484,89 điểm. Chỉ số tại UPCoM tăng nhẹ 0,11% lên 114,39 điểm.
Sau 3 phiên giao dịch đầu năm 2022, nếu như khối tài sản của người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận mức tăng hơn 20,2 ngh́n tỷ đồng th́ đây lại là những phiên giao dịch buồn với tỷ phú Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn MaSan (MSN); Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank).
Theo đó, mă cổ phiếu MSN đă trải qua chuôi 5 phiên giảm liên tiếp, ở 3 phiên giao dịch đầu năm 2022, MSN giảm tới 10,34%, tương đương mức giảm 17.200 đồng/cổ phiếu. Với đà lao dốc của cổ phiếu MSN, khối tài sản của doanh nhân 59 tuổi người Quảng Trị đă giảm hơn 4.398 tỷ đồng.
Khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang lao dốc bất chấp việc VN-Index liên tục xác lập mức đỉnh mới
Kết thúc phiên giao dịch ngày 6/1, khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang giảm xuống chỉ c̣n 39.801 tỷ đồng. Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan từ vị trí thứ 4 đă tụt xuống vị trí thứ 5 trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đ́nh Long, ông Đỗ Anh Tuấn và ông Hồ Hùng Anh.
Theo thống kê của Forbes, sau phiên giao dịch ngày 6/1, khối tài sản của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang giảm xuống chỉ c̣n 2 tỷ USD. Doanh nhân 59 tuổi người Việt Nam đứng vị trí 2.378 trên bảng xếp hạng những người giàu nhất thế giới của Forbes.
Trong khi đó, tài sản của ông Đỗ Anh Tuấn lại ghi nhận đà tăng mạnh để vượt qua 2 tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh để lên đứng ở vị trí thứ 3 trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Sau phiên giao dịch ngày 6/1, khối tài sản của đại gia 47 tuổi quê Thanh Hóa đă nâng lên thành hơn 42.400 tỷ đồng, tương đương với mức tăng hơn 2.000 tỷ đồng chỉ trong một ngày.
Nhận định về phiên xu hướng thị trường trong phiên giao dịch ngày 7/1, các chuyên gia của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC) dự báo nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ tăng điểm khi mà VN30 vừa có một phiên kiểm định hỗ trợ MA5 ngày tại 1.542 điểm. Trong kịch bản này, VN30 có thể hướng lên vùng đỉnh cũ quanh mốc 1.580 điểm và tạo lực kéo cho chỉ số VN-Index.
Nếu VN30 có thể break-out thành công trong tuần tới, nó có thể tạo ra sức hấp dẫn đối với ḍng tiền ngắn hạn và có thể tạo ra hiệu ứng chốt lăi tại phân khúc đầu cơ vốn hóa vừa và nhỏ. Ngược lại, nếu VN30 giảm xuống dưới mốc 1.542 điểm, nó có thể sẽ kéo dài nhịp điều chỉnh để kiểm định hỗ trợ mạnh ở vùng 1.520-1.525 điểm và khi đó, chỉ số VN-Index cũng có thể sẽ cần kiểm định lại vùng hỗ trợ tại 1.500-1.510 điểm.
Các chuyên gia của CTCK Asean (Aseansc) đưa ra nhận định áp lực bán tại vùng kháng cự gần 1.530-1.535 điểm có thể khiến chỉ số VN-Index quay đầu giảm điểm trong phiên sáng để kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.520-1.525 điểm, và xa hơn là vùng hỗ trợ 1.510-1.515 điểm. Sự giằng co được kỳ vọng sẽ xuất hiện ở vùng giá thấp và có thể giúp chỉ số có sự hồi phục nhất định sau đó, trước khi có sự phân định xu hướng rơ ràng hơn về cuối ngày. Trong đó, vùng hỗ trợ là vùng có thể xuất hiện lực cầu giúp chỉ số phục hồi trở lại, và vùng kháng cự là vùng có thể xuất hiện lực bán khiến chỉ số giảm trở lại.
Trong khi đó, các chuyên gia của CTCK Đông Á (DAS) đánh giá VN-Index sau khi vượt đỉnh cũ 1.511 điểm đă có phiên test lại thành công và tiếp tục đà tăng. Một số ngành c̣n tiềm năng tăng trưởng cao trong năm 2022 là bất động sản, xây dựng, ngân hàng do hưởng lợi từ chính sách kích thích kinh tế.
DAS khuyến nghị nhà đầu tư có thể giải ngân gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục, quan tâm các nhóm ngành hưởng lợi trực tiếp từ chính sách kích thích kinh tế sau đại dịch như ngân hàng, vật liệu xây dựng, xây dựng hạ tầng, bất động sản...