Dù có muốn thành bá chủ hay không, sẽ có kẻ liều lĩnh chiến tranh để ngăn Trung Quốc trở thành cường quốc số một trên thế giới.
Trong bài b́nh luận gần đây cho tờ The Observer (guancha.cn), giáo sư Wen Yang của Đại học Phúc Đán viết rằng lợi thế quyết định của Trung Quốc hiện nay là không có tham vọng bá chủ toàn cầu.
Wen lập luận rằng Liên Xô sụp đổ v́ nước này gắng trở thành bá chủ, một khái niệm mà ông thấy xa lạ với Trung Quốc.
"Lư do thực sự dẫn đến sự thất bại của đế chế Nga-Xô chắc chắn không đến từ những vấn đề trong lư thuyết của chủ nghĩa Mác và hệ thống xă hội chủ nghĩa. Nó nên được coi là kết quả tất yếu của mục tiêu sai lầm khi theo đuổi bá quyền", Wei đánh giá.
Trên thực tế, quan điểm của học giả Trung Quốc lại hoàn toàn trái ngược với quan điểm thường thấy của người Mỹ về các ư định của Bắc Kinh.
Các nhà phân tích Mỹ vẫn tin vào ư định "thay thế Mỹ trở thành quốc gia hàng đầu thế giới" của Trung Quốc, như quan chức Hội đồng An ninh Quốc gia Rush Doshi lập luận trong cuốn sách The Long Game năm 2021.
Ông viết: "Bắc Kinh sẽ thể hiện vai tṛ lănh đạo đối với quản trị toàn cầu và các thể chế quốc tế, thúc đẩy các chuẩn mực chuyên quyền gây thiệt hại cho những người theo chủ nghĩa tự do, chia rẽ các liên minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á".
Người Mỹ cho rằng Trung Quốc khao khát bá chủ thế giới, trong khi giáo sư Wen lại lư giải khát vọng bá chủ như vậy là sai lầm chết người của các đế chế trong quá khứ và hiện tại.
Nhưng không phải ngẫu nhiên, phương Tây một mực tin vào kế hoạch vĩ đại của Bắc Kinh. Các tuyên bố thách thức và hoạt động bành trướng của Trung Quốc trong khu vực là lư do để Washington khẳng định quốc gia châu Á có mưu đồ thống trị thế giới.
Các nhà phân tích phương Tây đặt câu hỏi nếu Trung Quốc không có tham vọng bá chủ th́ tại sao nước này lại xây dựng được một lực lượng hải quân xứng tầm như vậy?
Với 355 tàu viễn dương, Hải quân Giải phóng Nhân dân có nhiều tàu hơn cả Mỹ.
Một báo cáo của Lầu Năm Góc vào tháng 11/2021 cảnh báo: "Tính đến năm 2020, hải quân Trung Quốc chủ yếu bao gồm các nền tảng đa năng hiện đại với các vũ khí và cảm biến chống hạm, pḥng không và chống tàu ngầm tiên tiến…
Việc hiện đại hóa này phù hợp với sự chú trọng ngày càng tăng của Trung Quốc đối với lĩnh vực hàng hải và yêu cầu ngày càng tăng đối với hải quân trong mục tiêu hoạt động xa bờ.
Liều chết cản Trung Quốc
Tại thời điểm này, Trung Quốc chỉ có một căn cứ quân sự ở nước ngoài ở Djibouti, được xây dựng cho các hoạt động chống cướp biển. Mỹ có 750 căn cứ.
Đă có báo cáo về những nỗ lực của Trung Quốc nhằm xây dựng các cơ sở quân sự ở UAE và Guinea Xích đạo, nhưng sự thêm vào đó cũng không bổ sung quá nhiều cho một chiến dịch giành ưu thế quân sự toàn cầu.
Mặc khác, Trung Quốc muốn thống trị các bờ biển và đă đầu tư ồ ạt vào tên lửa đất đối hạm, tàu ngầm, tàu tên lửa, máy bay và các loại vũ khí khác để ngăn chặn Mỹ phô trương sức mạnh ở Tây Thái B́nh Dương.
Ưu thế quân sự gần lănh thổ Trung Quốc là một trong những động lực cho việc xây dựng hải quân của nước này.
Một yếu tố khác là ngăn chặn khả năng bị phong tỏa tầm xa.
Trong cuốn The Rise of China vs. the Logic of Grand Strategy, tác giả Edward Luttwak lập luận rằng một liên minh do Mỹ dẫn đầu có thể bóp nghẹt Trung Quốc giống như cách Đồng minh bao vây Đức trong Thế chiến thứ nhất.
Trung Quốc phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông và các nguồn nguyên liệu thô của châu Phi cũng như Nam Mỹ, điều khiến các chiến lược gia phương Tây hàng ngày đưa ra các kế hoạch dự pḥng cho việc hải quân ngăn chặn nguồn cung cấp cho Trung Quốc.
Điều đó làm tăng ít nhất khả năng trên lư thuyết về các cuộc giao tranh hải quân giữa tàu chiến Trung Quốc và Mỹ gần Vịnh Ba Tư.
Ngày nay, Trung Quốc có thêm 1,2 triệu nhà khoa học và kỹ sư mỗi năm, theo National Science Foundation, gần gấp đôi tổng số cộng lại của Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc.
Hơn nữa, chất lượng của các trường đại học Trung Quốc đă tăng lên các tiêu chuẩn quốc tế trong suốt 10 năm qua.
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard do cựu Giám đốc điều hành Google Eric Schmidt và giáo sư Graham Allison chỉ đạo, Trung Quốc hiện đă vượt qua hoặc sẵn sàng vượt qua Mỹ trong một số lĩnh vực công nghệ mang sức mạnh quân sự, bao gồm cả Trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử.
"Trung Quốc đă trở thành một đối thủ nặng kư trong các công nghệ nền tảng của thế kỷ 21: trí tuệ nhân tạo (AI), 5G, khoa học thông tin lượng tử (QIS), chất bán dẫn, công nghệ sinh học và năng lượng xanh. Trong một số cuộc đua, họ đă trở thành số 1. Trong những cuộc đua khác, trên quỹ đạo hiện tại, họ sẽ vượt qua Mỹ trong ṿng một thập kỷ tới".
Trung Quốc có đủ tiềm năng để vươn xa hơn trên vũ đài toàn cầu. Mặc dù học giả nước này điềm nhiên nói rằng không có chuyện Bắc Kinh muốn giành quyền bá chủ, phương Tây sẽ vẫn có lư do để không tin.
Việc gây hấn với các nước láng giềng, ngoại giao "chiến lang" và những hành vi bị chỉ trích khác cho thấy những cáo buộc của phương Tây sẽ c̣n gia tăng.
Tuy nhiên, giáo sư Allison cảnh báo, người Mỹ sẽ liều lĩnh chiến tranh để ngăn Trung Quốc thay thế vị trí cường quốc số một trên thế giới. Đối với quan điểm hiện tại của Mỹ, việc Trung Quốc có muốn trở thành bá chủ hay không không quan trọng; vấn đề là ở cách ứng xử gây quan ngại của nước này.
VietBF @ Sưu tầm