Vừa qua bà Allegra Stratton, người phát ngôn của Chính phủ Anh tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc năm 2021 đă đệ đơn từ chức. C̣n trong tháng 10/2020, ở Nhật Bản, trong ṿng một tuần lễ; Bộ trưởng Thương mại Isshu Sugawara và Bộ trưởng Tư pháp Katsuyuki Kawai từ chức, nhưng trông người lại nghĩ đến quan chức Việt Nam...
Ở Việt Nam mà nghiêm túc như vậy th́ hết cán bộ và không ai dám làm cán bộ v́ quà biếu thường là nguồn thu nhập chính, nhiều khi gấp mấy chục lần lương. Quà được tham nhũng phù phép, tặng dưới nhiều dạng khác nhau, có khi lên tới hàng tỉ đồng, hàng triệu usd. Lâu lâu, bị pháp luật phanh phui vài vụ, người dân mới giật ḿnh, té sấp mặt.
Trước quốc nạn tham nhũng ngày càng trầm trọng, dù nhà nước kiên quyết đốt ḷ, vẫn không xuể. Nguyên nhân là do sự yếu kém về quản lư và quản trị. Trước t́nh h́nh đó, Thường trực Ban Bí thư TW Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kư quy định 41-QĐ/TW "về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ". Nhiều người xem đó là bước ngoạt đột phá về việc xử lư cán bộ yếu kém.
Thực tế, từ 1997, nghị quyết Hội nghị Trung ương 3, khóa VIII đă xác định "xây dựng và thực hiện tốt chế độ miễn nhiệm, từ chức, cho thôi việc, thay thế cán bộ kém phẩm chất, năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ".
Hồi tháng 10/2021 Ban Bí thư của Trung ương ĐCS VN kỷ luật 9 tướng lĩnh Cảnh sát biển, trong đó khai trừ ra khỏi Đảng đối với Thiếu tướng Lê Xuân Thanh và Thiếu tướng Lê Văn Minh
Quy định 260-QĐ/TW của Bộ Chính trị 2009 về "việc thôi giữ chức vụ, miễn nhiệm, từ chức của cán bộ". Quy định 08-QĐ/TW của BCHTW năm 2018 "về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên…" cũng nêu vấn đề xin từ chức, xử lư cán bộ yếu kém.
Các quy định đều có điểm chung là "Khuyến khích cán bộ, đảng viên chủ động xin từ chức khi thấy ḿnh không c̣n đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ". Việc từ chức và văn hóa từ chức ở Việt Nam, từ lâu được dư luận quan tâm, cả trên báo chí, mạng xă hội lẫn diễn đàn quốc hội nhưng thực trạng cứ "Vũ như cẩn" v́ thiếu biện pháp cụ thể và chưa thật sự quyết tâm làm.
Đă yếu kém th́ làm ǵ có uy tín mà thấp với cao. Nếu các vị trí đều có nhiệm vụ cụ thể, tiêu chí rơ ràng, cấp trên trực tiếp cứ dựa vào đó, đánh giá minh bạch năng lực thuộc cấp và hành xử theo qui định. Cấp dưới yếu kém, nếu không thay thế, cấp trên bị ảnh hường hiệu quả, liên đới trách nhiệm. Trong các hội đoàn nhà nước, theo chế độ chấp hành, đưa ra tập thể, đánh giá công khai và quyết định.
Đ̣i hỏi cá nhân chủ động, tự thấy năng lực yếu kém, "xin từ chức"; rất khó. Khuyến khích, lại càng khó. Việt Nam là đất nước "Xin - Cho". Cái ǵ cũng phải xin mới được cho. Vài người thẳng thắn xin không nhận nhiệm vụ v́ sở đoản, v́ nhắm khó đảm đương nổ; lập tứ bị lên án là "Sợ khó, ư thức tổ chức kém…".
Đứng trước vành móng ngựa, bị kết án tù, đa phần cán bộ đều xin giảm nhẹ án phạt do "Năng lực hạn chế nhưng Đảng phân công nên phải chấp hành". Nếu đúng vậy, phải phạt Đảng v́ đă đề bạt, ép cán bộ kém vào các vị trí ngoài sức của họ.
Chức luôn gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi. Khổ là ở Việt Nam; trách nghiệm, nghĩa vụ th́ chung chung, trừu tượng; quyền lợi th́ cụ thể. Ít ai tự nguyện xin cắt quyền lợi bổng lộc cá nhân nếu không có những qui định chặt chẽ và chế tài nghiêm túc. Quan chức Việt Nam chỉ xin từ chức v́ tổ chức buộc hoặc trước khi biết ḿnh bị pháp luật sờ gáy. Không có chuyện từ chức v́ cả luật định lẫn đạo đức và không thể làm khác như ở các nước phát triển.
Ở các nước, không từ chức th́ bị cách chức. Từ chức gắn với ḷng tự trọng, biết nhận lỗi, thường với những lỗi nhỏ, không cố ư, gây tác hại ít nhiều cho người khác. Đó là cách tự răn ḿnh, rèn luyện theo những chuẩn mực xă hội. Lỗi nhỏ không nhận, cứ đổ tại và bị, dẫn đến lỗi lớn, bị cách chức là kỷ luật trầm trọng, nếu không tù tội cũng thân bại danh liệt.
Chừng nào chưa qui định trách nhiệm cá nhân cụ thể của lănh đạo, từ việc quản trị đến đề bạt nhân sự, chưa có cơ quan giám sát độc lập; chỉ kêu gọi chung chung, cứ "khuyến khích tự nhận yếu kém" như hiện nay th́ chuyện từ chức của cán bộ ở Việt Nam, vẫn là việc xa vời.