12/22
Ngày 21 Tháng Mười Hai, ông Trần Văn Thuấn, thứ trưởng Bộ Y Tế CSVN, đă kư ban hành mẫu và quy tŕnh cấp “sổ thông hành vaccine,” áp dụng từ 20 Tháng Mười Hai.
Báo Tuổi Trẻ cho hay theo đó “sổ thông hành vaccine” của Việt Nam sẽ có 11 thông tin, gồm: họ và tên; ngày tháng năm sinh; quốc tịch; tên bệnh dịch mà chứng nhận nhắm tới; số mũi chích; ngày chích; liều số; vaccine; sản phẩm vaccine; nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine; mă số của chứng nhận.
Các thông tin về vaccine, loại vaccine, nhà cung cấp hoặc sản xuất vaccine sẽ được hiển thị tương ứng với tài liệu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Liên Minh Châu Âu (EU).
Đáng lưu ư, các thông tin trên sẽ được kư số, mă hóa dưới dạng mă QR định dạng 2D. Thông tin về cá nhân người mang “sổ thông hành vaccine” sẽ kết hợp với các giấy tờ cá nhân khác để giúp định danh người sở hữu. Mă QR trên “sổ thông hành vaccine” sẽ hết hạn sau 12 tháng kể từ ngày khởi tạo.
Quy tŕnh cấp “sổ thông hành vaccine” bao gồm các bước: cơ sở chích ngừa rà soát, xác thực thông tin người dân chích vaccine COVID-19; thực hiện kư số dữ liệu chích ngừa trên nền tảng quản lư chích ngừa.
Cuối cùng là Cục Y Tế Dự Pḥng thuộc Bộ Y Tế thực hiện kư số giấy xác nhận chích ngừa. Chứng nhận được cấp sử dụng định dạng mă QR theo tiêu chuẩn EU.
Việt kiều từ Mỹ về Việt Nam phải có ‘sổ thông hành vaccine’ theo mẫu thống nhất của Bộ Y Tế CSVN. (H́nh: Thu Trần/Tuổi Trẻ)
Báo VNExpress dẫn thông tin từ Bộ Ngoại Giao CSVN cho hay tính đến ngày 9 Tháng Mười Hai, Việt Nam đang tạm công nhận mẫu giấy chứng nhận chích ngừa của 78 quốc gia và vùng lănh thổ. Nhật, Mỹ, Anh, Úc và Belarus đă công nhận “sổ thông hành vaccine” của Việt Nam, một số nước “đang xem xét tích cực,” theo bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao.
Cũng theo bà Hằng, Việt Nam đang trao đổi với hơn 80 đối tác về việc công nhận lẫn nhau “sổ thông hành vaccine,” trong đó Ấn Độ và Canada đă đồng ư về mặt nguyên tắc.
Một số đối tác khác, trong đó có các nước ASEAN, EU, Trung Quốc, Nam Hàn “đều xem xét tích cực đề nghị công nhận ‘sổ thông hành vaccine’ của Việt Nam.” Các đối tác này đang chờ Việt Nam ban hành, giới thiệu mẫu thống nhất cùng cơ chế xác thực điện tử, chuẩn bị cho việc “mở cửa bay thương mại thường xuyên” dự kiến vào đầu năm 2022.
Theo Người Việt
|