12/22
“Bộ Công An phát hiện 30 vụ lộ, mất bí mật nhà nước với 202 đầu tài liệu trong năm 2021” v́ hệ thống bảo mật an ninh mạng có nhiều lỗ hổng nghiêm trọng. Tiết lộ này được nêu ra tại cuộc họp do Bộ Công An phối hợp với Ngân Hàng Nhà Nước và Bộ Tư Pháp tổ chức hôm Thứ Ba, 21 Tháng Mười Hai.
Báo Zing dẫn lời ông Nguyễn Minh Chính, cục trưởng An Ninh Mạng và Pḥng Chống Tội Phạm Sử Dụng Công Nghệ Cao (A05), Bộ Công An, nói: “Nhiều lỗ hổng như hệ thống bị nhiễm virus, chứa phần mềm gián điệp nguy hiểm gây nguy cơ mất an ninh, an toàn hệ thống thông tin mạng. Bên cạnh đó, một số ứng dụng pḥng chống dịch COVID-19 cũng có nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân.”
Tin tặc Trung Quốc dùng trang mạng theo dơi các cuộc tấn công mạng trên máy tính tại thành phố Dongguan (Đông Hoản) tỉnh Quảng Đông ngày 4 Tháng Tám, 2020. (H́nh: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images)
Dịp này, ông Chính cho hay: “Cơ quan chức năng c̣n ghi nhận hơn 8 triệu cảnh báo tấn công mạng. Trong đó, trên 2,700 đợt tấn công nhằm vào các trang thông tin hay cổng thông tin điện tử trong nước.” Và “thời gian qua, Cục A05 và các đơn vị nghiệp vụ ghi nhận tội phạm sử dụng tội phạm công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua không gian mạng có dấu hiệu gia tăng.”
“Các đơn vị nghiệp vụ đă xử lư hơn 1,100 mục tiêu trọng điểm với 2.3 triệu tin, bài viết vi phạm pháp luật,” ông Chính nói thêm nhưng không thấy ông này phân loại các tin, bài viết “vi phạm pháp luật.”
Các trang mạng của CSVN là mục tiêu xâm nhập thường xuyên của tin tặc Trung Quốc. Chúng t́m kiếm thông tin nội bộ của nhà cầm quyền CSVN và thông tin của các doanh nghiệp tại Việt Nam, phục vụ nhà cầm quyền Bắc Kinh.
Gần hai tuần trước, hôm 9 Tháng Mười Hai, bà Lê Thị Thu Hằng, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao, họp báo “phản đối các hành vi tấn công mạng.”
Bà Hằng chỉ cáo buộc một cách chung chung mà không dám nêu đích danh tin tặc Trung Quốc tấn công các trang mạng ở Việt Nam để đánh cắp thông tin hoặc phá hỏng. Bà thay mặt nhà cầm quyền lên tiếng khi hăng thông tấn AP dẫn lại thông tin từ công ty bảo vệ an ninh mạng Insikt Group ở Mỹ nói các tin tặc Trung Quốc, nhiều phần do nhà cầm quyền bảo trợ, đă đánh phá hàng loạt các mục tiêu là các tổ chức trong khu vực tư nhân cũng như của chính quyền ở các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Insikt Group nói rằng những tổ chức chính quyền và quân sự hàng đầu của các nước ASEAN đă bị tin tặc xâm nhập trong chín tháng vừa qua khi chúng dùng các nhu liệu độc hại như FunnyDream, Chinoxy. Người ta tin rằng chúng được nhiều nhóm tin tặc khác nhau tại Trung Quốc sử dụng để tấn công mạng và được Bắc Kinh bảo trợ.
Các cuộc tấn công đó tương ứng với các mục đích kinh tế và chính trị của Bắc Kinh, củng cố thêm sự nghi ngờ hoạt động tin tặc nhắm vào các nước ASEAN do Trung Quốc bảo trợ, Insikt cho biết.
“Chúng tôi tin rằng cái hoạt động này nhiều phần là ‘diễn viên nhà nước’ (state actor) khi quan sát những vụ xâm nhập suốt thời gian dài vào những đối tượng quan trọng trong chính quyền và chính trị phù hợp với hành động gián điệp mạng, cùng với các đường dẫn (link) kỹ thuật bị khám phá lâu nay được biết như các hoạt động do nhà cầm quyền Trung Quốc bảo trợ,” một viên chức của Insikt nói với hăng thông tấn AP.
Trước đây Tướng Lương Tam Quang, thứ trưởng và cũng là thủ trưởng Cơ Quan An Ninh Điều Tra của Bộ Công An CSVN, nh́n nhận tại một cuộc họp ở Quốc Hội là Hà Nội “có nhiều lỗ hổng” trong an ninh mạng hầu bảo mật cho các cơ quan của chế độ.
Bây giờ, Tướng Nguyễn Minh Chính chỉ lặp lại nội dung lời Tướng Lương Tam Quang về kiểm tra lỗ hổng thông tin mạng tại 26 bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương “có nhiều lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng bị lây nhiễm mă độc nhu liệu gián điệp.” Có khác chăng là ông ta nêu ra con số “30 vụ lộ, mất bí mật nhà nước.”
Ông Chính kêu ca về tin tặc đánh phá nhưng một số công ty bảo mật thông tin mạng tại Mỹ cũng từng tố cáo nhóm tin tặc bí danh APT 32, mà người ta tin có liên quan đến Hà Nội, từng bị nêu tên nhiều lần là tấn công các trang mạng của cá nhân và tổ chức vận động dân chủ hóa Việt Nam.
Theo Người Việt
|