Ngâm chân bằng nước nóng có rất nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ngâm chân bằng nước nóng.
Suy giãn tĩnh mạch, ngâm chân thế nào?
Bàn chân được ví như con tim thứ hai của cơ thể. Theo Đông Y, tất cả các huyệt ở chân đều ảnh hưởng đến cơ quan khác trong cơ thể. Vì vậy bảo vệ đôi chân là bảo vệ sức khoẻ của cơ thể. Trước khi đi ngủ, ngâm chân bằng nước nóng có thể kích thích các huyệt vị, không chỉ thúc đẩy lưu thông khí huyết mà còn có lợi cho quá trình điều tiết chức năng của các cơ quan nội tạng, lưu thông mạch máu, từ đó giúp tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ.
Ngâm chân có tác dụng an thần, giúp giấc ngủ sâu hơn. Đối với những người thường xuyên mất ngủ thì ngâm chân là lựa chọn vô cùng tốt. Bởi vì lòng bàn chân chứa hệ thống mao mạch và dây thần kinh dày đặc. Ngâm chân bằng nước nóng có tác động tích cực đến hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, điều hoà khí huyết và cân bằng cơ thể, từ đó có tác dụng an thần và giúp mọi người dễ dàng tiến vào giấc ngủ sâu.
Lợi ích 2: Điều hoà hệ tuần hoàn
Bàn chân được ví như con tim thứ hai của cơ thể, là bộ phận cách tim xa nhất đồng thời cũng là bộ phận chịu toàn bộ sức nặng của cơ thể. Vì thế bàn chân rất dễ xảy ra các vấn đề liên quan đến lưu thông máu. Dùng nước nóng để ngâm chân có thể giúp mạch máu ở chân giãn ra, thúc đẩy hệ tuần hoàn ở chân và hệ tuần hoàn của cả cơ thể.
Lợi ích 3: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất
Ngâm chân bằng nước nóng không chỉ giúp điều hoà hệ tuần hoàn, mà còn giúp điều tiết tuyến nội tiết giúp giải phóng các hormone trong cơ thể, ví dụ như hormone tuyến giáp, hormone tuyến thượng thận. Những hormone này đều có khả năng thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, có tác dụng chống lão hoá, là “bí quyết trường thọ”.
Lợi ích 4: Giải toả căng thẳng, mệt mỏi
Ngâm chân bằng nước nóng là phương pháp giải toả mệt mỏi đơn giản mà hữu hiệu nhất. Bởi vì ngâm chân bằng nước nóng giúp tăng cường tuần hoàn máu và tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể giải toả căng thẳng mệt mỏi.
Ngâm chân giúp giải toả căng thẳng, mệt mỏi
Ngâm chân bằng nước nóng có tác dụng rất tốt đối với cơ thể, tuy nhiên không phải ai cũng biết ngâm chân đúng cách. Có 3 điểm cần lưu ý khi ngâm chân như sau:
1. Không ngâm chân quá nửa tiếng
Khi ngâm chân phải chú ý thời gian, không phải cứ ngâm càng lâu càng tốt. Ngâm chân đến lúc chân ửng hồng và cơ thể toát ra một lớp mồ hôi mỏng có nghĩa là có thể dừng. Thời gian ngâm chân rơi vào khoảng từ 20-25 phút, tuyệt đối không nên vượt quá nửa tiếng. Ngâm chân trong thời gian dài sẽ gây hại cho da, ngoài ra còn khiến lượng máu dồn xuống hai chân quá nhiều, gây thiếu máu cung cấp cho não dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt.
2. Tuỳ vào cơ địa mà các loại dược liệu thêm vào nước ngâm chân sẽ khác nhau
Có rất nhiều loại dược liệu có thể thêm vào nước ngâm chân, khi sử dụng cần lưu ý chọn loại phù hợp với cơ thể, không nên chọn bừa. Các phương thuốc để ngâm chân điều trị bệnh cần được bác sĩ có chuyên môn kê đơn thì mới được sử dụng. Nếu chỉ đơn thuần muốn ngâm chân để bảo vệ sức khoẻ thì chỉ nên thêm vào nước ngâm chân một loại thảo dược. Ví dụ như người thể hàn có thể thêm trần bì vào nước ngâm chân, có lợi cho việc cải thiện tình trạng chân tay lạnh.
3. Mực nước ngâm chân thấp hơn mắt cá chân
Chân chứa hệ thống kinh mạch dày đặc, vì thế nếu muốn kích thích kinh mạch thì nhất định phải tác động vào các huyệt vị. Khi ngâm chân, nếu muốn đạt hiệu quả cao thì lượng nước ngâm chân phải đủ nhiều mới có thể kích thích được toàn bộ huyệt vị nằm trên chân. Mực nước thích hợp để ngâm chân nên ở dưới mắt cá chân.
Ngâm chân rất có lợi cho sức khoẻ nhưng những người mắc các bệnh dưới đây sẽ không nên ngâm chân:
1. Người bị tiểu đường
Ngâm chân không phải sẽ có lợi với tất cả mọi người, đặc biệt là người mắc bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường ngâm chân nước nóng rất dễ bị bỏng da vì họ có lớp da chân mỏng, dây thần kinh không còn nhạy cảm với nhiệt độ của nước.
2. Người bị suy giãn tĩnh mạch
Những người bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế ngâm chân bằng nước nóng. Bởi vì nếu ngâm chân trong nước nóng quá lâu sẽ làm tăng lưu lượng máu cục bộ, tăng gánh nặng lên tĩnh mạch, khiến tĩnh mạch giãn nở và làm bệnh thêm trầm trọng.
3. Người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch
Đối với những người có tình trạng máu lưu thông kém, bị tắc nghẽn tĩnh mạch nếu ngâm chân sẽ làm tăng nguy cơ tắc nghẽn. Vì vậy, thay vì ngâm chân, người bị xơ cứng, tắc nghẽn động mạch nên massage lòng bàn chân nhẹ nhàng.
Ngâm chân đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể, nhưng trước khi ngâm chân cũng cần phải hiểu rõ tình trạng của cơ thể. Đối với người bình thường, có thể dùng nước nóng khoảng 40-50 độ C để ngâm chân, sẽ giúp cho giấc ngủ sâu hơn đồng thời tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.
VietBF @ Sưu tầm