Mối quan hệ gần gũi về mặt lịch sử giữa Ấn Độ và Nga đă trở nên phức tạp. Thực tế địa chính trị nhưng cuộc gặp giữa Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Vladimir Putin tuần trước đă bảo đảm sự gắn kết bền chặt giữa hai nước. Điều sẽ khiến Trung Quốc lo lắng.
Có thể nói, cả Moscow và New Delhi có những mối lo ngại khác nhau nhưng phần nào đó có sự liên quan đối xứng đến Trung Quốc.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine bùng nổ vào năm 2014, Nga đă tăng cường quan hệ quân sự và kinh tế với Trung Quốc để đáp trả việc phương Tây lên án sự sáp nhập Crimea.
Mặt khác, Ấn Độ tăng cường liên minh với các quốc gia phương Tây, bao gồm cả tham gia liên minh an ninh Quad do Mỹ dẫn đầu - cùng với Nhật Bản và Úc - để chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Trong khi người Nga bày tỏ quan ngại về hoạt động quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái B́nh Dương, các đối tác Ấn Độ cũng chỉ ra "hành động gây hấn vô cớ ở biên giới phía bắc " khi đề cập đến Trung Quốc. Cuộc gặp song phương nhờ đó đă đạt được một loạt các thỏa thuận.
Hai nhà lănh đạo đă kư 28 thỏa thuận, cam kết nâng thương mại song phương lên 30 tỷ USD và đầu tư giữa cả hai lên 50 tỷ USD vào năm 2025.
Cuộc gặp Putin và Modi cũng đi đến một hợp đồng cho phép Ấn Độ sản xuất hơn 600.000 khẩu súng trường tấn công AK-203 của Nga, trang bị cho các lực lượng vũ trang.
Nga đă bán cho Ấn Độ số lượng vũ khí trị giá khoảng 70 tỷ USD kể từ năm 1991. Mặc dù doanh số bán hàng sụt giảm do Ấn Độ tăng cường sản xuất vũ khí nội địa, cả hai nước đă hợp tác trong các dự án phát triển vũ khí chung từ tên lửa hành tŕnh siêu thanh đến khinh hạm tàng h́nh.
Ngoài kinh doanh, ở đây c̣n có một nhu cầu chiến lược lớn hơn đối với Ấn Độ và Nga, đó là phải "bám chặt" vào nhau để làm chậm lại, nếu không muốn nói là dừng lại hoàn toàn, điều mà họ coi là "sự trôi dạt chiến lược của bên kia", Arzan Tarapore, học giả nghiên cứu Nam Á tại Đại học Stanford, nói với Al Jazeera.
New Delhi muốn đảm bảo rằng Nga không tiến gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc cũng như Moscow sẽ không nghi ngờ ǵ về mối quan hệ ngày càng sâu sắc của Ấn Độ với Mỹ.
Các giao dịch vũ khí là một cách để Ấn Độ và Nga duy tŕ danh mục đối tác an ninh đa dạng, đồng thời giữ cho nhau không bị sa vào các ṿng tṛn thống trị của Mỹ và Trung Quốc.
Hệ thống pḥng không tầm xa S-400 mà Ấn Độ mua từ Nga vào năm 2018 có lẽ là minh chứng rơ nhất cho động lực địa chính trị phức tạp mà hai nước đang tham gia.
Alexey Kupriyanov, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, cho rằng theo quan điểm của Moscow, việc cả Ấn Độ và Trung Quốc đều trang bị S-400 sẽ làm giảm nguy cơ xảy ra chiến tranh bằng cách cân bằng cán cân quyền lực giữa hai quốc gia.
Đồng thời, tăng cường quan hệ quốc pḥng với Ấn Độ là "cơ hội để Nga tiếp tục xoay trục sang châu Á mà không trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc".
Căng thẳng gia tăng giữa Nga và phương Tây về Ukraine cũng có nguy cơ gây rắc rối cho cả Ấn Độ.
Trong nhiều tuần qua, cả Mỹ và Ukraine đều cáo buộc Moscow triển khai gần 100.000 quân đến gần biên giới Ukraine, làm dấy lên lo ngại rằng Nga đang chuẩn bị tấn công nước láng giềng trong những tháng tới.
Trong trường hợp Nga có động thái quân sự ở Ukraine, chuyên gia Richard Rossow từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết Mỹ sẽ tránh đặt Ấn Độ vào "thế khó xử" với việc yêu cầu nước này tham gia cùng phương Tây trừng phạt Moscow.
Tuy nhiên, Washington có thể sẽ thúc đẩy New Delhi "giảm bớt mối quan hệ với Nga", đặc biệt là trong lĩnh vực quốc pḥng.
Nhưng chuyên gia Kakar lập luận rằng New Delhi gần như chắc chắn sẽ chùn bước trước một yêu cầu như vậy. Nếu phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống lại Nga, Ấn Độ rất có thể sẽ t́m cách bỏ qua hoặc cân đối hơn là cắt đứt quan hệ với Moscow.
"Chúng tôi đă luôn sát cánh bên nhau từ b́nh yên đến khó khăn. Bất kể điều ǵ xảy ra với bên thứ ba nào khác, tôi nghĩ rằng quan hệ Ấn Độ-Nga sẽ tiếp tục phát triển. Đơn giản là không có cách nào khiến điều này bị đ́nh trệ hoặc lùi lại".
Trong khi Washington sẽ "nghiến răng nghiến lợi" theo dơi sự hợp tác tăng tiến giữa Ấn Độ và Nga, nước này nên nhận ra đó là một lựa chọn khả dĩ nhất v́ lợi ích của Mỹ.
"Nga vẫn là một thách thức chiến lược nhỏ, nhưng sẽ càng khó khăn hơn nếu nước này đứng cạnh Trung Quốc", Kakar.