Microsoft cho biết 67% thế giới được bao phủ bởi mây, điều này gây khó khăn cho việc quan sát Trái Đất từ không gian, để giải quyết, Microsoft đã phát triển thứ gọi là SpaceEye.
Azure Space là chương trình được Microsoft khởi động vào năm ngoái, để hỗ trợ mọi người và các tổ chức trong việc nghiên cứu trên và ngoài Trái Đất. Mới đây, Microsoft đã công bố các khả năng mới cho Azure Space, bao gồm khả năng giúp vệ tinh “nhìn xuyên” qua các đám mây với độ phân giải hình ảnh được nâng cao, làm cho hình ảnh chụp từ không gian có chất lượng tốt hơn.
Hệ sinh thái Azure Space của Microsoft cho thấy khả năng theo dõi đa quỹ đạo và địa lý thông qua Machine Learning
Microsoft cho biết 67% thế giới được bao phủ bởi mây, điều này gây khó khăn cho việc quan sát Trái Đất từ không gian, để giải quyết, Microsoft đã phát triển thứ gọi là SpaceEye.
SpaceEye là hệ thống dựa trên AI của Azure Space, có khả năng tạo ra hình ảnh của hành tinh mà không bị mây bao phủ. Hệ thống sử dụng công cụ Radar khẩu độ tổng hợp (SAR) từ vệ tinh Sentinel-1 làm nguồn dữ liệu cơ sở vì dữ liệu radar không bị ảnh hưởng bởi mây che phủ.
SpaceEye sau đó kết hợp dữ liệu radar này với hình ảnh quang học và AI để tạo ra dự đoán hình ảnh về những gì dưới đám mây. "Điều này có thể mở ra khả năng sử dụng trong nông nghiệp, giám sát sử dụng đất, ứng phó với thiên tai và những trường hợp khác”, Microsoft cho biết.
Thêm vào đó, Project Turing của Microsoft sẽ giúp nâng chất lượng hình ảnh, giúp những hình ảnh chụp từ vệ tinh bị mờ cũng có thể rõ nét như chụp từ drone. Công nghệ này đang được sử dụng trên nền tảng Azure để cải thiện Bing Maps trên toàn thế giới.