TikTok sở hữu một thuật toán được nhiều người ca tụng là "kỳ diệu", v́ nó giúp họ "đọc" được suy nghĩ của người sử dụng.
Facebook đến nay vẫn là mạng xă hội nổi tiếng nhất thế giới. Nhưng trong những năm gần đây, sự chiếm hữu của Facebook đă bị lu mờ rất nhiều bởi 1 cái tên, là TikTok - một nền tảng mạng xă hội video từ Trung Quốc, với số lượng người dùng đă lên tới hàng tỉ.
Và cũng chẳng phải tự nhiên, TikTok có được thành tựu này.
Trong thuật toán của TikTok có 4 mục tiêu chính, được công ty mẹ ByteDance diễn giải là: "Giá trị người dùng", "Giá trị người dùng trong dài hạn", "Giá trị của người sáng tạo", và "Giá trị của nền tảng". 4 mục tiêu ấy, từng bước, tạo ra một nền tảng video thành công bậc nhất thế giới, giúp họ xây dựng được một sản phẩm giải trí có khả năng... gây nghiện.
Một ứng dụng biết "đọc suy nghĩ"
Nếu nằm trong số những người đang sử dụng TikTok (về mặt thống kê là trên 1 tỉ), bạn sẽ chẳng thấy lạ lẫm về cách TikTok trở thành trung tâm văn hóa của giới trẻ, và rộng hơn là của toàn internet. Với hàng chuỗi video không có hồi kết, TikTok trở nên khác biệt với mọi nền tảng mạng xă hội khác. Thay v́ là một phương tiện kết nối người dùng, nó dần trở thành một phương tiện giải trí khó ḷng thay thế.
TikTok thành công trong bối cảnh các nền tảng video ngắn khác thất bại, một phần là bởi nó rất dễ sử dụng. TikTok mang lại cho người dùng vô số các bản nhạc nền để nhảy múa, nhiều meme để nhập vai, thay v́ đưa cho họ một khoảng không trống rỗng để sáng tạo một cách vô nghĩa. Nhưng không chỉ vậy, với những người không muốn tự ḿnh sáng tạo, TikTok thực sự làm tốt trong việc "đọc" sở thích và hướng chúng ta đến những ǵ ḿnh quan tâm nhất, dù thứ bạn thích có là tài chính, một nghệ sĩ nổi tiếng nào đó, hay thậm chí là... t́nh dục.
TikTok sở hữu một thuật toán được cho là "kỳ diệu", v́ nó đọc được suy nghĩ của khách hàng
Trong "TikTok Algo 101" - tài liệu về thuật toán của TikTok do các kỹ sư của hăng tại Bắc Kinh sản xuất, họ đă công khai chia sẻ về hệ thống gợi ư video của ḿnh. Theo đó, ứng dụng sẽ tính đến nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm số lượt like, b́nh luận, các thông tin như caption, âm thanh nền, và cả hashtag nữa.
Các nhà phân tích bên ngoài cũng t́m cách giải mă thuật toán của TikTok, như bài viết gần đây trên tờ WSJ cho rằng ứng dụng phụ thuộc khá nhiều vào khoảng thời gian bạn dùng để xem 1 video, sau đó hướng bạn đến những video khác và khiến bạn không thể dứt ra được. Nó có thể tạo ra một quá tŕnh khá nguy hiểm cho giới trẻ, đẩy họ vào một ṿng lặp cực kỳ tốn thời gian và thậm chí góp phần cổ súy cho những nội dung gây hại (như tự sát, tự hoại) - thứ được TikTok khẳng định đang nỗ lực tiến hành xóa bỏ cũng như ngăn chặn.
Tài liệu giải thích rằng để theo đuổi "mục tiêu tối thượng" là thu hút thêm người dùng, TikTok đă chọn cách tối ưu 2 thuật toán họ có được: "giữ chân" - nghĩa là làm người dùng quay trở lại, và tối ưu "thời gian sử dụng". Nói một cách đơn giản, TikTok, muốn giữ bạn càng lâu càng tốt, với một trải nghiệm có thể gọi là "gây nghiện". Nó gợi lại một khái niệm từng gây chỉ trích về truyền thông đại chúng. Như David Mamet từng viết năm 1998 về "những bộ phim xuống cấp mùa hè": "Khán giả xem đến rạp xem những bộ phim kém chất lượng chủ yếu v́ họ không thấy thỏa măn v́ trải nghiệm trước đó, và bị cưỡng ép phải lặp lại hành vi này".
Những chỉ trích về "mối đe dọa cho xă hội?"
Với những nhà phân tích tin rằng hệ thống gợi ư của TikTok có thể tạo ra mối đe dọa cho xă hội, th́ dường như tài liệu của TikTok cũng ngầm xác nhận nghi ngờ này.
"Hệ thống của TikTok thể hiện rằng thời gian xem video là cốt lơi. Thuật toán sẽ khiến người dùng trở nên nghiện ngập, thay v́ thực sự đưa ra thứ họ muốn" - Guillaume Chaslot, nhà sáng lập của Algo Transparency, tổ chức nghiên cứu thuật toán của các mạng xă hội và hệ quả tiêu cực của nó với người dùng, đặc biệt là trẻ em.
"Tôi nghĩ ư tưởng để thuật toán của TikTok gây xáo trộn cuộc sống con trẻ là khá điên rồ" - Chaslot nhận xét. "Với mỗi video được xem, TikTok sẽ thu được một mảnh thông tin. Sau vài giờ, thuật toán sẽ biến gu âm nhạc của một đứa trẻ, gu thẩm mỹ của nó, thậm chí là tâm trạng, khả năng dính líu đến tệ nạn và nhiều thông tin nhạy cảm hơn. Càng biết nhiều, rủi ro các thông tin ấy được dùng để chống lại đứa trẻ sẽ càng cao. Và hơn thế nữa, các thông tin thu được có thể khiến đứa trẻ ngày càng 'nghiện' sử dụng TikTok hơn".
"TikTok Algo 101" lư giải thời lượng xem không phải là yếu tố duy nhất. TikTok thực chất c̣n sử dụng nhiều phương tŕnh khác như đánh giá của người dùng về video, cả về lượt like cũng như b́nh luận. "Hệ thống tính điểm cho các video dựa trên một phương tŕnh, sau đó trả về cho người dùng những video có điểm số cao nhất" - tài liệu đề cập.
"Ví dụ, một người dùng thích thể loại video nào đó, nhưng nếu liên tục phải xem, người này sẽ sớm chán mà bỏ đi. Nghĩa là, giá trị tổng tạo ra từ người dùng này với cùng một loại video là thấp hơn so với các video riêng lẻ, v́ sự lặp lại sẽ gây nhàm chán. Để giải quyết, ứng dụng sẽ chia nhỏ giá trị ra, cho thêm nhưng dữ liệu khác như 'tác giả này đă từng xem' hoặc 'tag tương đồng'. Vấn đề nhàm chán sẽ được giải quyết nhờ sự phân tán dữ liệu".
Ngoài ra, tài liệu cũng tiết lộ một trong những mục tiêu của TikTok có liên quan đến việc "tiền tệ hóa nhà sáng tạo". Có nghĩa, những video làm ra tiền sẽ được ưu tiên, chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề giải trí. C̣n theo Julian McAuley, giáo sư khoa học máy tính tại ĐH California San Diego nhận xét, hệ thống gợi ư của TikTok thực chất là "khá truyền thống", với thế mạnh từ AI và "một khối lượng dữ liệu khổng lồ từ người dùng", chứ không chỉ là thuật toán.
"Nhiều người cho rằng thuật toán của TikTok là một cái ǵ đó kỳ diệu lắm, nhưng những ǵ tôi thấy thực ra khá b́nh thường" - McAuley nhận xét.
Và thực tế, tài liệu này làm sáng tỏ một số vấn đề trong hệ thống gợi ư của TikTok - thứ thường được các công ty công nghệ diễn tả như một điều ǵ đó rất khó nắm bắt với các nhà phê b́nh và cơ quan quản lư, nhưng thực ra chủ yếu là vấn đề mà người dùng phổ thông cũng có thể hiểu được. Chẳng hạn như trong bản tài liệu liên quan đến Facebook do WSJ cung cấp có nói về việc mạng xă hội này xem trọng những b́nh luận mang tính chia rẽ để lan tỏa nội dung. Thực chất, nó cũng không có ǵ quá khác biệt so với thuật toán của TikTok, theo như tài liệu tiết lộ.
Sự lo ngại về công nghệ của TikTok trở nên rắc rối hơn tại Mỹ. Cựu Tổng thống Donald Trump từng ban hành dự luật cấm ứng dụng này vào tháng 8/2020, với lời cảnh báo về mối nguy hại từ khối dữ liệu khổng lồ mà TikTok đang nắm giữ. Tuy nhiên, lệnh cấm sau đó đă bị hủy bỏ khi Tổng thống Joe Biden đắc cử. Dẫu vậy, về cơ bản mối lo ngại của ông Trump liên quan đến việc số dữ liệu ấy quá rộng - nghĩa là nhiều thông tin nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia (dù chưa có bằng chứng nào khẳng định điều đó). Và thứ 2 là về khả năng kiểm duyệt của TikTok, liên quan đến các video nhạy cảm về chính trị.
Trên thực tế, việc TikTok theo dơi cuộc sống của người dùng chẳng phải điều ǵ quá mới mẻ. Trong một bản báo cáo, có thể thấy nhà kiểm duyệt nội dung của TikTok không chỉ nắm quyền truy cập vào các video công khai, mà c̣n cả những nội dung được gửi cho bạn bè, hoặc các video tải lên hệ thống nhưng trong trạng thái riêng tư. Đây là điều khác biệt với nhiều ứng dụng khác, chẳng hạn như WhatsApp.
Nh́n chung, các lo ngại về các vấn đề nhạy cảm mà TikTok có thể gây ra chủ yếu phụ thuộc vào niềm tin cũng như khả năng phân tích của người dùng. Dẫu vậy, có một điều hết sức rơ ràng về thuật toán của TikTok: nó khiến người ta ch́m đắm vào đó mà rất khó có thể thoát ra được.
VietBF @ Sưu tầm