Dầu mỡ dư thừa sau quá tŕnh chế biến thực phẩm thường được đổ đi nhưng nếu bạn đổ vào đường ống nước, hậu quả có thể đáng lo ngại.
Hậu quả thấy rơ nhất của việc này là tất cả dầu mỡ tích tụ theo thời gian trong đường ống có thể gây tắc nghẽn.
Không giống như nước, dầu mỡ không hoàn toàn thoát khỏi đường ống và chảy ra hệ thống nước thải. Sau khi nguội và đạt đến nhiệt độ môi trường, chúng rắn lại, bám chặt vào đường ống và tích tụ, dày lên theo thời gian, trở thành vật cản ḍng chảy, rất khó để rửa trôi. Ước tính, chất béo và dầu tích tụ gây ra khoảng 47% số vụ tràn cống vệ sinh xảy ra mỗi năm ở Mỹ.
Ngoài ra, theo trang Healthylifetricks, dầu ăn đă qua sử dụng khi đổ xuống bồn rửa bát nếu không bị dính chặt trong đường ống th́ sẽ theo ống thoát nước thẩm thấu xuống nguồn nước ngầm dưới mặt đất, từ đó gây ô nhiễm nguồn nước. Các nhà khoa học ước tính, 1 lít dầu cũ sẽ làm ô nhiễm cho gần 1 triệu lít nước sạch. V́ thế các bà nội trợ cần phải bỏ ngay thói quen này.
Cách xử lư dầu mỡ nấu ăn thừa đúng cách là:
Bạn có thể thu gom dầu mỡ thừa vào chai nhựa sau mỗi lần nấu cho đến khi chai đầy th́ bỏ chai vào thùng rác. Ảnh minh họa.
- Nếu trời lạnh, dầu mỡ đông đặc thành khối, bạn có thể dễ dàng xúc chúng và bỏ vào thùng rác.
- Nếu dầu mỡ ở dạng lỏng, bạn có thể thu gom vào chai nhựa sau mỗi lần nấu, khi chai đầy th́ vứt sọt rác.
- Nếu lượng dầu, mỡ thừa không quá lớn, bạn có thể chờ dầu nguội, dùng giấy thấm sạch dầu và bỏ đi.
Trong trường hợp nhỡ tay đổ dầu mỡ xuống bồn rửa bát, bạn có thể xử lư bằng cách chuẩn bị nước nóng, Baking soda, giấm trắng.
Cách thực hiện: Đầu tiên bạn cho nước nóng xuống ống thoát nước, sau đó cho thêm ½ chén baking soda xuống, để vài phút. Pha giấm trắng và nước nóng theo tỉ lệ 1:1 rồi đổ xuống bồn rửa. Để khoảng 5 đến 10 phút sau đó dội nước nóng một lần nữa để cặn bẩn trong đường ống nước được trôi hết.
Ngoài ra để bảo vệ đường ống nước, bạn cũng nên tránh các sản phẩm hóa học có tính ăn ṃn v́ chúng sẽ làm ṃn đường ống của bạn.
VietBF @ Sưu tầm