Google đă tiêu tốn hàng tỷ USD vào các dự án mới sau khi đổi thương hiệu thành Alphabet. Facebook, giờ là Meta, có thể phải đối mặt với số phận tương tự.
Meta, trước đây được gọi là Facebook, đang đặt cược lớn vào metaverse.
Đó là lư do tại sao gă khổng lồ công nghệ này lại đổi tên, nhằm phản ánh mục tiêu của nó là mở rộng sang một lĩnh vực mới đầy hứa hẹn, được kỳ vọng sẽ thành công như mạng internet ngày nay. Mark Zuckerberg đă nói rằng việc sử dụng một cái tên (Facebook) sẽ không hợp lư đối với một công ty có nhiều dự án và ứng dụng đa dạng.
Và nếu động thái đó nghe có vẻ quen thuộc, th́ đây cũng chính là cách mà Google đă tự tái cấu trúc ḿnh vào năm 2015, cũng với hi vọng sẽ cho phép từng doanh nghiệp của ḿnh hoạt động hiệu quả hơn.
Khi Alphabet xuất hiện, Google và những nỗ lực của "Other Bets" - các dự án dành cho công nghệ tương lai - được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ hai sau này bao gồm sáng kiến xe hơi tự lái Waymo và Loon, dự án cung cấp internet băng thông rộng bằng khinh khí cầu chạy bằng năng lượng mặt trời.
Tuy nhiên, đă 6 năm trôi qua, Google đă có những bước tiến chậm chạp trong việc xúc tiến các "dự án sáng tạo" này. Mặc dù một số dự án có vẻ có triển vọng tốt, nhưng phần nhiều trong số đó đă được tái hấp thu lại vào Google, hoặc gây ra tổn thất lớn, hoặc bị tách thành các đơn vị riêng biệt, hoặc thậm chí đóng cửa hoàn toàn.
Theo Whitney Tilson, CEO của công ty nghiên cứu Empire Financial Research và cũng là cựu giám đốc quỹ đầu cơ, th́ khi Meta đang có kế hoạch đầu tư hàng tỷ USD vào metaverse trong vài năm tới, đồng nghĩa với việc: "Chúng ta sẽ thấy lịch sử lặp lại".
Bởi ḍng tiền có thể cản trở các dự án đầy tham vọng tăng trưởng thực sự.
Theo Tilson, một trong những điểm yếu chính của Google là tạo ra một khuôn khổ bao quát trong Alphabet. Thay vào đó, công ty lẽ ra nên tách các dự án đầy tham vọng của ḿnh ra, thay v́ giữ chúng dưới quyền công ty mẹ, nơi chúng được cách ly khỏi thị trường với một đống tiền mặt của Alphabet.
"Bởi v́ được tiếp cận với nguồn vốn không giới hạn với rất ít sự giám sát, nó đă không đạt được những ǵ nó có thể đạt được với tư cách là một công ty độc lập với ban giám đốc riêng, nơi nó phải quay trở lại thị trường để t́m vốn bằng cách thể hiện các cột mốc quan trọng", Tilson nói.
Ví dụ, dự án diều điện Makani của Alphabet được cho là nhằm khai thác một nguồn năng lượng gió bền vững. Nhưng công ty đă đóng cửa vào đầu năm 2020 v́ cái gọi là "con đường dẫn đến khả năng thương mại hóa là một con đường dài hơn và rủi ro hơn nhiều" so với dự kiến.
Dự án Loon cũng đă bị đóng cửa vào đầu năm nay, c̣n Waymo - công ty anh em của Google - gần đây đă chứng kiến CEO, giám đốc tài chính và những lănh đạo hàng đầu ra đi khi những người trong cuộc cảm thấy thất vọng với tiến độ chậm chạp của công ty trong việc áp dụng công nghệ tự lái vào thực tế.
Các dự án khác đă được chuyển từ nhóm "Other Bets" của Alphabet trở lại bộ phận Google, nơi đặt công cụ t́m kiếm của nó là trung tâm. Điều đó đă xảy ra với Jigsaw - một dự án khởi nghiệp công nghệ chuyên giải quyết thông tin sai lệch và các vấn đề trực tuyến khác - vào đầu năm 2020, hay Nest, dự án nhà thông minh, vào năm 2018. Cùng với đó là Chronicle, một nỗ lực dành cho an ninh mạng, vào năm 2019.
Alphabet đă đầu tư một khoản tiền khá lớn vào những dự án này. Tuy thu về 3,2 tỷ USD vốn, các dự án Other Bets đă báo cáo khoản lỗ hoạt động lên tới 24,3 tỷ USD kể từ khi Google đổi tên công ty. Deepmind, công ty trí tuệ nhân tạo thuộc sở hữu của Alphabet, đă báo cáo khoản lỗ 649 triệu USD trong năm 2019, với phần lớn chi phí thuộc về nhân viên và các yếu tố khác.
Trong khi đó, giá trị thị trường của tập đoàn đă tăng vọt kể từ khi tổ chức lại. Kể từ năm 2015, giá cổ phiếu của Alphabet đă tăng gấp đôi so với cùng kỳ trong chỉ số S&P 500.
Quay lại với Facebook, th́ theo Tilson, bất kể dự án metaverse có đạt được kết quả ǵ đi chăng nữa th́ kết quả chung cũng sẽ tương tự với Google, Bởi hoạt động kinh doanh cốt lơi của hai công ty là quảng cáo kỹ thuật số, và cả hai đă có một vị trí vững chắc trên thị trường này.
Mark Zuckerberg và các giám đốc điều hành công ty khác đă thừa nhận rằng phải mất nhiều năm trước khi metaverse chuyển thành hiện thực - chính xác là ít nhất 10 năm.
Nhưng theo Tilson, Facebook nên làm những ǵ Google nên làm: tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh cực kỳ thành công của ḿnh, giải quyết các vấn đề nổi cộm liên quan đến chúng và "không lăng phí 10 tỷ USD mỗi năm cho metaverse".
"Google và Facebook đều là h́nh mẫu của những công ty vĩ đại nhất thế giới, nhưng chúng cũng cho thấy những công ty vĩ đại nhất thế giới sẽ gặp phải các vấn đề như tự măn, không khớp vốn và nỗ lực xây dựng đế chế sau khi họ đă thu được ḍng tiền khổng lồ như thế nào", Tilson nhận xét.
VietBF @ Sưu tầm