Tại thành phố Nhữ Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, một giáo viên tiểu học đă qua đời sau khi được tiêm hai mũi vaccine ngừa COVID-19 của công ty Sinovac Trung Quốc (c̣n gọi là vaccine Corona Vac). Đă hơn 3 tháng trôi qua nhưng người thân của ông vẫn “không có cửa” để đ̣i lại công bằng cho gia đ́nh. Chính quyền Trung Quốc đă đe dọa gia đ́nh của người đă khuất và yêu cầu họ xóa các bài viết đăng trên Weibo.
Thầy giáo qua đời sau khi tiêm pḥng, trước đó thân thể khỏe mạnh
"Tết Trung thu năm nay là sinh nhật lần thứ 47 của Tiêu Hồng Cường, nhưng anh ấy đă không đợi được đến ngày đó".Bà Viên (Yuan, bí danh) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng, người thân của bà là ông Tiêu Hồng Cường (Jiao Hongqiang) luôn rất khỏe mạnh, nhưng sau khi bị nhà trường ép tiêm hai mũi vaccine th́ đột ngột qua đời vào ngày 12/7.
Bà Viên nói: "Mũi đầu tiên được tiêm vào ngày 5/5, và mũi thứ hai vào ngày 10/6. Sau khi tiêm mũi đầu tiên, (anh ấy) bị mệt và ngay sau khi tiêm mũi thứ hai, trên cơ thể xuất hiện những nốt đỏ. Sau đó, ngày càng nhiều và c̣n có triệu chứng tiểu ra máu”.
Bà cũng cho biết ông Tiêu luôn rất khỏe mạnh và không bao giờ phải uống thuốc, ngay cả khi xuất hiện triệu chứng nổi nốt đỏ sau khi tiêm mũi thứ 2, ông ấy nghĩ đó chỉ là hiện tượng dị ứng, và chỉ uống một viên thuốc sau khi bác sĩ kê đơn cho. Sau đó sức khỏe của ông ngày một xấu đi, đồng thời phát sốt. Cuối cùng khi không thể chịu nổi nữa, ông Tiêu đến trung tâm y tế địa phương khám th́ bác sĩ cho biết ông bị thiếu máu nặng, cần truyền máu. Do điều kiện ở trung tâm y tế hạn chế, bác sĩ yêu cầu họ đến Bệnh viện số 2 của Đại học Trịnh Châu để điều trị.
Vào ngày 7/7, ông Tiêu đến Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Trịnh Châu, bác sĩ nói rằng đó là bệnh thiếu máu huyết tán do thuốc. Tiêu Hồng Cường thấy rằng ông hầu như không uống thuốc ǵ, cuối cùng nghĩ ra bản thân đă tiêm vaccine. Lúc này, gia đ́nh ông mới nhận ra rằng nó có liên quan đến vaccine.
Vào ngày 8/7, t́nh trạng của ông Tiêu xấu đi rơ rệt, ông hôn mê và được đưa vào pḥng ICU. Cùng lúc đó, người nhà của ông cũng liên hệ với Trung tâm Kiểm soát và Pḥng ngừa Dịch bệnh (CDC) và Ủy ban Y tế địa phương, mong các chuyên gia đến hội chẩn giúp nhưng không có kết quả ǵ. Cuối cùng, gia đ́nh ông từ bỏ điều trị theo lời khuyên của bác sĩ. Ông Tiêu Hồng Cường qua đời lúc 5h28 sáng ngày 12/7.
Bà Viên nói: "Giấy chứng tử mà bệnh viện đưa ra chứng minh là bệnh thiếu máu huyết tán. Nhưng khi đó ở Bệnh viện số 2 thuộc Đại học Trịnh Châu, bác sĩ nói đó là bệnh thiếu máu huyết tán do thuốc, sau đó anh ấy (Tiêu Hồng Cường) thấy rằng (nguyên nhân) chắc chắn là vaccine".
"Tiêm vaccine Sinovac do nhà trường tổ chức. Hiện tại, tiêm vaccine đều là cưỡng chế mà. Sau sự việc này, nhà trường không nói ǵ, tất cả đều đẩy trách nhiệm".
Gia đ́nh đau buồn v́ không có nơi nào đ̣i quyền lợi cho thân nhân
Bà Viên cho biết việc ông Tiêu đột ngột qua đời khiến các thành viên trong gia đ́nh rất đau buồn, họ yêu cầu chính quyền điều tra sự thật và đưa ra lời giải thích. Tuy nhiên, chính quyền địa phương lại đùn đẩy nhau và không có cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm.
Bà Viên nói: "Ủy ban Y tế nói rằng đó chỉ là sự trùng hợp, không liên quan ǵ đến vaccine. Chúng tôi t́m đến các cơ quan ban ngành ở địa phương, bao gồm CDC, Ủy ban Y tế, c̣n có Cơ quan Quản lư Khiếu nại và Đề xuất của Công chúng. Chúng tôi cũng gọi đến đường dây nóng của thị trưởng. Chúng tôi cũng đến trường học và nơi tiêm vaccine. Chúng tôi đều đến cả".
"Nhưng kết quả là, CDC nói rằng đó là trách nhiệm của Ủy ban Y tế, c̣n Ủy ban Y tế lại nói là trách nhiệm của CDC. Cuối cùng bị dồn quá, Ủy ban Y tế kêu chúng tôi đến nơi tiêm vaccine. Khi chúng tôi t́m đến nơi tiêm vaccine, họ lại nói Ủy ban Y tế là lănh đạo của họ. Họ cứ đùn đẩy qua lại như thế. Sau đó, phía nhà trường cũng ngó lơ chúng tôi như vậy".Sự việc bị đưa lên Internet, chính quyền uy hiếp yêu cầu xóa bài
Bà Viên nói rằng, sau khi ông Tiêu qua đời, không cơ quan chức năng nào có thể phản hồi yêu cầu của gia đ́nh. Vào giữa đêm ngày 4/10, con gái của ông Tiêu đă tiết lộ sự việc trên Weibo.
(Ảnh chụp màn h́nh Weibo của con gái ông Tiêu Hồng Cường) Sáng ngày hôm sau, lănh đạo của các cơ quan nhà nước, những người mà trước đó có t́m cũng không t́m thấy, đă bất ngờ đến nhà của ông Tiêu. "Họ (lănh đạo chính quyền) yêu cầu được gặp cô ấy (vợ của ông Tiêu)", bà Viên nói, "v́ khi đó tôi không biết rằng có người đă đăng lên Weibo, sau khi nói chuyện một lúc lâu, họ mới nói rằng họ đến để yêu cầu xóa bài trên Weibo".
Bà Viên cho biết, v́ lo lắng nếu gỡ bài trên Weibo th́ chính quyền sẽ không giải quyết vấn đề, nên gia đ́nh ông Tiêu cố ư không xóa, cuối cùng hai bên xảy ra tranh chấp.
"Cô ấy (vợ của ông Tiêu) nói rằng nếu giải quyết được vấn đề th́ có thể xóa. Họ (lănh đạo chính quyền) nói rằng sẽ trở về giải quyết sự việc, sau đó họ đă rời đi. Họ c̣n huy động nhân lực t́m đến quê nhà của cô ấy, và thậm chí bí thư thôn ở quê cùng t́m cô ấy (vợ của ông Tiêu) kêu cô xóa bài; kể cả công an, cảnh sát cũng đến t́m cô ấy, c̣n nói rằng nếu họ không xóa, th́ sẽ khơi dậy dư luận, sau đó họ sẽ đến bắt người".
Bà Viên nói rằng gia đ́nh của ông Tiêu đă rất tức giận trước sự đe dọa của chính quyền: "Mọi thứ trên Weibo đều là sự thật, không có một câu nào là giả dối. Dựa vào đâu mà bắt người?".
Sau khi nhận được lời hứa từ lănh đạo chính quyền, người nhà của ông Tiêu đă xóa nội dung trên Weibo. Sau khi xóa, họ chờ chính quyền giải quyết vấn đề, nhưng kết quả lại khiến họ thất vọng.
Theo bà Viên, họ vốn tưởng rằng cuối cùng cũng có chút hy vọng, ít ra cũng có người t́m đến nhà. Nhưng đợi hơn 10 ngày không thấy động tĩnh ǵ, gia đ́nh lại đăng Weibo lần thứ 2 và đến Ủy ban Y tế t́m giám đốc chịu trách nhiệm về việc này. "Kết quả là, ông ấy không cho chúng tôi một lời giải thích".
"Ông ấy nói rằng thành phố không thông báo cho ông ấy, ông ấy không biết. Họ chỉ báo cáo t́nh h́nh với bên thành phố, phía lănh đạo thảo luận xong th́ thông báo cho ông ấy, rồi ông ấy mới có thể thông báo cho chúng tôi. Sau đó, họ nghỉ trưa lúc 12 giờ, nhưng chúng tôi không rời đi".
"Có lẽ ông ấy cũng khá bất lực. Sau đó, họ đẩy chúng tôi qua bên trung tâm y tế. Trung tâm y tế nói rằng không liên quan ǵ đến họ, lănh đạo là bên CDC với Ủy ban Y tế. Cứ như vậy họ đùn đẩy nhau”.
Ngày 25/10 là thứ Hai, gia đ́nh ông Tiêu nghĩ rằng các lănh đạo sẽ đi làm nên họ lại đến t́m, nhưng đến nơi th́ không thấy ai, nghe nói là họ đi họp. Cửa văn pḥng th́ bị khóa.
Bà Viên cho hay: "Cô ấy (vợ ông Tiêu) cũng đă gửi tin nhắn cho họ, c̣n liên tục gọi điện, nhưng căn bản là không ai nhấc máy".
Phóng viên The Epoch Times đă gọi điện cho ông Đỗ, Giám đốc Ủy ban Y tế thành phố Nhữ Châu, tỉnh Hà Nam nhiều lần nhưng không ai nghe máy, sau đó gọi điện cho một nhân viên công tác tại cơ quan quản lư khiếu nại của công dân nhưng cũng không có ai trả lời.
Đông Phương
Theo Epoch Times tiếng Trung