Nước sôi đun lại nhiều lần là loại nước đun qua đêm, đun trong một thời gian dài hoặc đun liên tục trong b́nh điện. Loại nước này sẽ sôi nhiều lần dẫn đến sản sinh ra nitrit và nhiều loại độc tố gây hại khác. Câu hỏi người tiêu dùng đặt ra là, thường xuyên uống nước đun sôi nhiều lần liệu có bị ung thư không?
Dù sao, nitrit là một loại hợp chất vô cơ với thành phần chính là sodium nitrite. Sodium nitrite vị hơi mặn, dễ dàng ḥa tan trong nước, có h́nh dáng và mùi vị giống như muối, thường dùng trong ngày công nghiệp xây dựng, nitrit c̣n được dùng làm chất phụ gia tạo màu. Tuy nhiên, do nitrit dễ dẫn tới ngộ độc thực phẩm cho nên Trung Quốc và nhiều quốc gia đă kiểm soát chặt mức độ sử dụng của nitrit trong thực phẩm.
Nước có loại chất hóa học nitrit này là bởi, phần lớn nước uống đều có nguồn gốc từ nước tự nhiên và nước ngầm. Nitrit là hóa chất ḥa tan trong nước, nên nó có thể ngấm vào mạch nước ngầm. Bên cạnh đó, nước có chứa nitrit có thể là do bị vi khuẩn làm ô nhiễm, trở thành muối nitrit.
Tuy rằng nitrit là chất độc gây ung thư, tuy nhiên, lượng nitrit trong nước không dễ dàng gây ung thư cho con người. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, lượng nitrit trong nước sôi và nước đun lại nhiều lần đều thấp. So với nước đun lại nhiều lần, nước khoáng chứa hàm lượng nitrit cao hơn, 1,69mg/ mỗi lít. Nước khoáng không phải nước tinh khiết cho nên nước khoáng có chứa nitrit là chuyện không có ǵ đáng ngạc nhiên.
Nếu như một người bị ngộ độc gây ung thư khi uống nước đun lại, người đó ít nhất phải uống 20 tấn nước đun lại trong một lần. Như vậy uống nước đun lại có chứa hàm lượng nitrit cao dẫn tới ung thư chỉ là lời đồn chứ chưa được chứng minh bởi cơ sở khoa học.
|