Không ít những lời đồn về việc ăn tôm, ví dụ như ăn tôm sau đó ăn thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt,... ) sinh độc tố hay đầu tôm có nhiều kim loại... Hôm nay ta cùng tìm hiểu thực hư thế nào nhé.
Tôm là thực phẩm giàu đạm, thơm ngon, bổ dưỡng, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ngoài ra, tôm cũng giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, E, B6, B12, B3, B2, B1. Ngoài ra nó có chứa sắt, canxi, phốt pho, kẽm, magiê và kali.
Mặc dù tôm ngon và bổ nhưng có rất nhiều lời đồn về việc ăn tôm, chẳng hạn như không thể ăn tôm với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt,...) vì sinh độc tố, đầu tôm chứa kim loại,... Vậy liệu các lời đồn có đúng?
Không thể ăn tôm với thực phẩm giàu vitamin C vì sinh độc tố?
Có một số thông tin cho rằng ăn tôm với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, cà chua,...) sẽ sinh ra thạch tín. Lời đồn này có lẽ bắt nguồn từ một thí nghiệm đã phát hiện ra rằng các loại thực phẩm có vỏ mềm như tôm chứa một lượng lớn hợp chất asen hóa trị 5. Chất này khi vào cơ thể không gây ra tác hại gì. Tuy nhiên, sau khi uống vitamin C, do tác dụng của hóa chất, asen hóa trị 5 biến đổi thành asen hóa trị 3 thường được gọi là thạch tín.
Nhưng trên thực tế, hàm lượng asen hóa trị 5 trong tôm rất thấp, không dễ bị khử thành độc tố. Vì vậy, dù dạ dày của bạn có chức năng đặc biệt, thực sự có thể tạo thành thạch tín cùng với vitamin C, thì bạn phải ăn một lúc 1.800 con tôm mới có khả năng bị ngộ độc.
Vì vậy, hãy yên tâm ăn uống, đừng quá lo lắng!
Sợi chỉ đen trên lưng tôm ăn vào có hại?
Thực chất đường đen trên lưng tôm là đường tiêu hóa của tôm, chứa dạ dày và đại tràng. Phần lớn mọi người cho rằng đường chỉ đen này rất bẩn, nên luôn bỏ đi. Đúng là đường chỉ đen này không sạch sẽ nhưng cũng không ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bạn và không phải lúc nào cũng cần loại bỏ.
Nếu tôm nhỏ hoặc đường chỉ đen tương đối mờ, bên trong không thâm đen lắm thì cũng không cần thiết phải lấy ra. Nếu tôm to hoặc màu sắc của đường chỉ rất sẫm và dày thì có thể bỏ đi. Nếu có lỡ ăn đường chỉ tôm này thì cũng chẳng có hại gì cho sức khỏe, bỏ đi chỉ khiến món tôm sạch hơn và bạn yên tâm hơn.
Đầu tôm có màu đen chứng tỏ chứa nhiều kim loại nặng?
So với thịt tôm, đầu tôm chứa hàm lượng kim loại nặng tương đối cao, chủ yếu có nguồn gốc từ nước và thức ăn. Tuy nhiên chỉ cần tôm được nuôi trong môi trường đảm bảo yêu cầu an toàn thì bạn vẫn có thể yên tâm ăn.
Trong một số trường hợp, đầu tôm có màu sẫm không liên quan gì đến kim loại nặng. Hầu hết chúng là do vấn đề thức ăn hoặc tyrosinase tạo ra một số hắc tố. Nếu thực sự cảm thấy không ổn, bạn có thể bỏ qua phần đầu tôm, vì dù sao cũng không có nhiều thịt.
Có thể ăn tôm trong thời kỳ cho con bú không?
Tôm là một loại hải sản tương đối phổ biến, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đặc biệt, chất đạm chất lượng cao có trong tôm có thể bổ sung dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ đang cho con bú.
Ngoài ra, tôm còn chứa nhiều canxi, i-ốt, kali và các nguyên tố khác, có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não và phát triển xương của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tôm chứa nhiều vitamin B3, thành phần này có thể giúp điều hòa hệ tiêu hóa của phụ nữ đang cho con bú, thúc đẩy tuần hoàn máu.
Tôm cũng vô cùng giàu magie, có thể bảo vệ sức khỏe tim mạch của phụ nữ đang cho con bú và ngăn ngừa một số bệnh như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp.
Đối với phụ nữ đang cho con bú có thể ăn một ít tôm. Nhưng điều cần lưu ý là phải ăn tôm tươi và nấu chín kỹ.
Nếu phụ nữ đang cho con bú bị dị ứng thì không nên ăn tôm. Nếu không, nó sẽ gây ra các triệu chứng dị ứng, bất lợi cho sức khỏe của bản thân và em bé.
Vỏ tôm có chứa canxi, ăn nhiều có thể bổ sung canxi?
Nhiều người cho rằng ăn tôm để bổ sung canxi và phần vỏ tôm có chứa nhiều canxi nhất nên thường cố gắng ăn sạch sẽ. Thực tế, vỏ tôm không phải phần chứa nhiều canxi nhất trong tôm.
Nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân và càng. Vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi, thậm chí chất này khi ăn vào còn khó tiêu hóa.
Ngoài ra, vỏ tôm có thể chứa nhiều natri, cứ 100g tôm thì chứa 5057mg natri, bạn không thể ăn một lúc vài gam được. Hơn nữa, vỏ tôm còn khó nhai và tiêu hóa. Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ ăn vỏ tôm bởi dễ bị hóc.
VietBF@sưu tập