Vấn đề trở nên lớn chuyện vào tháng 9 năm 2012, khi tờ Consumer Reports đưa ra kết quả phân tích gần 200 mẫu gạo và sản phẩm từ gạo, có dư lượng arsenic dao động quanh mức 150-250 ppb, cá biệt có loại trên 500 ppb. Gạo trắng, gạo dài, gạo ngắn, gạo lứt,…đều có, kể cả gạo hữu cơ cũng không thoát!
Arsenic (thạch tín) có trong thiên nhiên do đất đá chứa
arsenic bị bào ṃn, ngấm vào nước ngầm, đồng ruộng, chảy ra sông suối biển cả. Trồng trọt chăn nuôi cũng từ môi trường đó mà ra. Rồi con người lại dùng thuốc trừ sâu chứa
arsenic nữa, th́ thực phẩm nào mà chẳng dính.
Arsenic có trong tôm cá, nước trái cây, nước uống hàng ngày, chứ chẳng riêng ǵ nếp tẻ, gạo huyết rồng, nàng Hương, hay gạo lứt. Vấn đề là
arsenic ở mức bao nhiêu th́ có hại?
Arsenic gây hại nhăn tiền th́ chưa thấy, trừ khi chán đời uống thuốc rầy (chứa
arsenic) chơi cho biết, chứ hại về lâu về dài th́ đă được xác định. Phơi nhiễm lâu dài với
arsenic mức độ cao sẽ gây ra ung thư da, bàng quang, phổi, các bệnh tim mạch và gây tổn hại cho hệ thần kinh.
Arsenic dạng hợp chất vô cơ ḥa tan, hấp thu nhanh và hấp thu gần như hoàn toàn trong hệ tiêu hóa. Sau đó được chuyển đến tích lũy ở các mô trong cơ thể, kể cả ngấm qua nhau thai.
Arsenic dạng hữu cơ hấp thu ít hơn và có chủ yếu trong thủy sản.
Arsenic vô cơ độc hơn hữu cơ
Arsenic vô cơ được xem là độc hại hơn
arsenic hữu cơ. Tuy nhiên trong nghiên cứu, do số liệu phân tích ít đề cập đến hữu cơ, nên người ta xem tất cả đều là
arsenic vô cơ cho tiện (*). Riêng cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (
EFSA) lại chơi… đẹp, chỉ xem
70% arsenic trong thực phẩm là vô cơ. C̣n đối với thủy sản, v́ đa số
arsenic ở dạng hữu cơ (ít hại), nên
EFSA rộng lượng bỏ qua, nhưng đương nhiên coi như trong cá, bất cứ loại cá nào, th́ lượng
arsenic vô cơ cũng có ít nhất là 0,03 mg/kg, c̣n các loại thủy sản khác là 0,1 mg.
“Bàn tay thép bọc nhung” v́ sức khỏe con người kiểu Tây là thế đó.
Tổ chức
WHO/FAO đưa ra mức dung nạp hàng tuần tạm thời (
PTWI) với
arsenic là 15 ppb/kg thể trọng (ppb = phần tỷ). Với người nặng 60 kg, con số này là 900 ppb. Tuy nhiên
EFSA (Châu Âu) cho rằng con số này đă lỗi thời.
Arsenic có thể gây hại ở mức thấp hơn so với số liệu mà
WHO dùng để tính toán. Nói cách khác, phải kéo con số 15 ppb xuống thấp hơn nữa.
EFSA ước tính mức phơi nhiễm
arsenic hàng ngày qua thực phẩm ở 19 nước Châu Âu từ 7,8 – 33,6 ppb với người nặng 60 kg. Con số này đủ để họ yên tâm.
Hiện nay hầu hết các quốc gia, kể cả
WHO đều
ấn định mức tối đa arsenic trong nước uống là 10 ppb (10 phần tỷ hay 0,01 mg/lít).
Chỉ có nước uống và một vài loại nước trái cây (nước táo, lê) được ấn định mức
arsenic nghiệt ngă nhất là do dùng nhiều, và
arsenic trong nước đều ở dạng vô cơ (độc).
Chưa kịp ra quy định, FDA lănh "búa thị phi"
Vấn đề trở nên lớn chuyện vào tháng 9 năm 2012, khi tờ
Consumer Reports đưa kết quả phân tích gần 200 mẫu gạo và sản phẩm từ gạo, có dư lượng
arsenic dao động quanh mức 150-250 ppb, cá biệt có loại trên 500 ppb. Gạo trắng, gạo dài, gạo ngắn, gạo lứt,…đều có, kể cả gạo hữu cơ cũng không thoát. Đă dính đến đất đai, dính đến nước th́ gạo nào cũng thế. Gạo lứt (
brown rice) có mức cao hơn (200- 300 ppb) do c̣n nguyên cám gạo.
Cơ quan Quản lư Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (
FDA) ngay lập tức vào cuộc và đưa ra kết quả vào tháng 9 năm 2013, với 1.100 mẫu thử đủ các loại gạo, kể cả bánh và nước trái cây. Kết quả có vẻ dễ chịu hơn, v́ chỉ tính riêng
arsenic vô cơ. Đối với gạo, dao động từ 57,7 – 124 ppb. Gạo lứt cao hơn, với mức 160 ppb.
FDA cho rằng, mức này quá thấp để có thể gây hại cho sức khỏe trước mắt hoặc ngắn hạn. C̣n rủi ro dài hạn, cần thêm thời gian để đánh giá.
FDA khuyên nên có chế độ ăn cân bằng, nay thứ này, mai thứ khác,…
Báo chí Mỹ được dịp tiếp tục tấn công
FDA với đủ loại mỉa mai, tiếng ch́ tiếng bấc. Tờ
Consumer Reports rút hẳn một cái box, ghi rơ quy định mức
arsenic trong nước uống ở tiểu bang New Jersey (Mỹ) là 5 ppb, bên cạnh mức 200- 300 ppb t́m thấy ở gạo. Báo chí thường có kiểu so sánh ác liệt như phụ nữ trong cơn cuồng ghen lư luận.
Có mấy ai nhớ ra rằng, mỗi ngày con người uống 2 lít nước, nhưng nếu ăn gạo, chỉ cỡ 120 g là nhiều (gạo nấu thành cơm nở gấp 4-5 lần). Và rằng, các nước trên thế giới, cả Âu lẫn Mỹ đều quy định mức 10 ppb
arsenic cho nước uống, chỉ riêng tiêu chuẩn của New Jersey là 5 ppb.
Báo chí cảnh giác, nhưng khoa học là khoa học.
Việc nghiên cứu tác hại lâu dài của
arsenic trong gạo rơ ràng cần thêm thời gian để đánh giá. Gạo là thức ăn chính của cả vài tỷ người trên Trái Đất, và khoa học là khoa học, đâu dễ ǵ bị áp đặt theo dư luận báo chí.
FDA kêu gọi sự hỗ trợ thêm thông tin, số liệu, đánh giá từ các tổ chức khoa học trong và ngoài nước, kể cả
EFSA, WHO/FAO,..
Ủy ban Codex (thuộc
WHO/FAO), trong phiên họp tháng 7 năm nay (2014) đă
ấn định mức tối đa arsenic trong gạo là 200 ppb (0,2 mg/kg).
Vo gạo nhiều lần có thể làm giảm một nửa dư lượng
arsenic, nhưng làm mất đáng kể các vitamin B, acid folic,…
FDA cho rằng, không nhất thiết phải làm như thế.
Gạo hấp thu nhiều
arsenic hơn các loại cây trồng khác v́ cây lúa được gieo trồng trong nước. Thành phần đất, ô nhiễm nguồn nước, thuốc trừ sâu, tập quán trồng, thủy lợi, đào giếng,..là những yếu tố đóng góp vào dư lượng
arsenic trong gạo.
Tường tŕnh của
Codex (WHO/FAO) tháng 3 năm 2012, đưa ra bảng tổng hợp về lượng
arsenic trong gạo từ 160 – 290 ppb. Đây là mức trung b́nh từ số liệu của Mỹ, Úc, Nhật bản, Châu Âu, Trung Quốc,… Không thấy đề cập đến số liệu của Việt Nam.
Cả đời ăn cơm, buồn t́nh ăn phở
Mức
arsenic trong gạo ở Việt Nam c̣n là điều…bí ẩn, truy lục măi vẫn không t́m ra số liệu. Đành đưa số liệu ô nhiễm
arsenic ở nguồn nước để…tưởng tượng.
Theo nghiên cứu của Berg.M và cộng sự năm 2006 (**), nguồn nước nhiễm arsenic ở đồng bằng Cửu Long từ 1 – 845 ppb (trung b́nh là 39 ppb), c̣n ở đồng bằng sông Hồng là 1 -3.050 ppb (trung b́nh 150 ppb). Dao động ở mức
“khủng” như thế cho thấy, mức độ nhiễm
arsenic ở vài nơi rất nghiêm trọng, có thể gây ngộ độc măn tính diện rộng. Nhắc lại,
mức tối đa arsenic cho phép trong nước uống là 10 ppb.
Thuốc trừ sâu th́ có thể ngăn chặn bằng cách không dùng loại thuốc có chứa
arsenic, nhưng
arsenic có sẵn trong nước, kênh rạch sông suối th́ sao đây? Chỉ riêng đồng bằng sông Cửu Long có khoảng hơn 300.000 giếng đào, giếng đóng là nguồn tiềm năng để
arsenic nhiễm vào nước. Vấn nạn này th́ người dân bó tay rồi, phải trông chờ tới chính sách vĩ mô của Nhà nước, chờ tới chừng nào th́ tính sau. C̣n bây giờ hăy tự hào mỗi năm Việt Nam xuất cảng 4-5 triệu tấn gạo đă (?)
Cả đời ăn cơm, buồn t́nh ăn phở. Cơm nhiễm thạch tín, đành quay sang phở, nhưng phở cũng cũng bị nhiễm (do làm từ gạo). Đành phải sống (bám) vào nhận định của
FDA (Mỹ) rằng,
trước mắt và ngắn hạn, th́ mức arsenic trong gạo hiện nay chưa có hại ǵ cả. Chứ chẳng lẽ lại chia tay cả cơm lẫn phở?
(*) Các số liệu trong bài dẫn từ Codex (WHO/FAO), EFSA (Châu Âu), FDA (Mỹ), và Consumer report. Các đơn vị được quy đổi sang ppb (phần tỉ) để tiện so sánh. Một serving gạo ghi theo FDA, tương đương 45 g.
(**) Nguồn: Magnitude of arsenic pollution in the Mekong and Red River Deltas–Cambodia and Vietnam – National Center for Biotechnology Information (NCBI), US National Libarary of Medicine. (
http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/17081593)