Một người đàn ông trong độ tuổi 30 bị cáo buộc cố ư gian lận và chiếm đoạt danh tính khi mạo nhận là cháu đệ nhất phu nhân Pháp và đă phải hầu toà.
Trong phiên ṭa tại Paris hôm 26/10, bị cáo cho biết anh ta mạo nhận là cháu đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron, vợ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, v́ "địa vị, uy tín, đặc quyền", nhưng phủ nhận đây là hành động "v́ tiền" hay "gây hại" cho người khác.
"Suốt thời thơ ấu, nói dối trở thành một phần của cuộc sống hàng ngày. Tôi bỏ nhà đi năm 17 tuổi, bắt đầu sáng tác kịch bản cho đời ḿnh bằng cách bóp méo nó so với cuộc sống trước đây", bị cáo giải thích.

Đệ nhất phu nhân Pháp Brigitte Macron chụp ảnh cùng các em học sinh tại một trường học ở Paris hôm 18/10. Ảnh: AFP
Do tự nhận ḿnh là cháu của đệ nhất phu nhân Pháp, người đàn ông này từng được phép vào thăm một trại tị nạn dành cho người Rohingya, gặp gỡ đại sứ Pháp ở Bangladesh và được nâng cấp đăi ngộ trong một khách sạn sang trọng tại Hong Kong.
Bị cáo được cho là c̣n mạo danh một số quan chức hàng đầu của Điện Elysee để được đón tiếp theo dạng khách VIP trong một khách sạn hàng đầu ở Morocco, hay hưởng các ưu đăi độc quyền như chỗ ngồi đẹp xem giải đua xe công thức 1 Grand Prix Australia và thẻ bay của Air France.
Các quan chức Điện Elysee mà anh ta từng cố gắng đóng giả là Pierre-Olivier Costa, người đứng đầu văn pḥng của bà Macron, và Patrick Strzoda, chánh văn pḥng Tổng thống Pháp.
Đa số những chiêu lừa đảo này không thành công do các công ty kiểm tra kỹ. Vụ lừa đảo cuối cùng mà anh ta cố gắng thực hiện là vào năm 2018. Chỉ đại sứ quán Pháp ở Bangladesh và một khách sạn ở Hong Kong là không phát hiện được tṛ lừa đảo. Phiên ṭa xét xử anh này và một người bị cáo buộc là đồng phạm dự kiến kéo dài tới hết 27/10.
Đây không phải lần đầu Pháp xét xử người mạo nhận danh tính quan chức. Một ṭa án ở Paris năm 2020 kết án hai người trong vụ mạo danh Ngoại trưởng Jean-Yves Le Drian, thậm chí c̣n sử dụng mặt nạ silicon để ngụy trang giống ông.
VietBF@sưu tập