Tay chân lạnh có thể do nhiệt độ không khí giảm và giữ ấm không tốt. Tuy nhiên, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh nguy hiểm.
3 bất thường ở đôi chân báo hiệu tử cung đang rất xấu, thậm chí mang bệnh nặng
Chân tay thường có nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác trên cơ thể. Đặc biệt, khi vào mùa đông, chân tay thường trở nên lạnh chóng.
Chân tay bị lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chân tay lạnh diễn ra quanh năm thì bạn cần phải cảnh giác.
Thiếu máu
Chân tay lạnh có thể là dấu hiệu của chứng bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Tucci, từ New York (Mỹ), cho biết các tế bào hồng cầu cần sắt để mang oxy vào máu. Khi lượng sắt thấp, hệ tuần hoàn có thể bị tổn thương. Quá trình lưu thông máu trong cơ thể không được duy trì ổn định, lượng máu đưa về bàn chân, bàn tay không được cung cấp đầy đủ.
Hội chứng Raynaud
Hội chứng Raynaud cũng làm chân tay lạnh và tái. Chứng bệnh này khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài, làm các ngón tay, ngón chân dễ bị tái và tím ngắt. Khi trời lạnh, chân tay dễ bị sưng, đỏ. Hội chứng Raynaud có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.
Tai biến
Tái biến mạch máu là một căn bệnh nguy hiểm. Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm thấy bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, đau nhức khi di chuyển và hết đau khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn nặng hơn, ngoài việc đau nhức và lạnh ở bên chân, tay bị tai biến, người bệnh còn có hiện tượng rụng tóc, giảm trí nhớ.
Suy thận
Thận yếu là một trong những nguyên nhân khiến chân tay lạnh. Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Ngay cả vào mùa hè, người bệnh cũng luôn cảm thấy chân tay lạnh buốt, có khi cảm giác còn lan tới đầu gối và khuỷu tay.
Kèm theo hiện tượng lạnh chân tay, người mắc bệnh suy thận còn có biểu hiện đi tiểu nhiều (trên 8 lần/này), tiểu đêm, đau ngang thắt lưng...
Tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường dễ gặp các loại biến chứng như viêm dây thần kinh ngoại biên gây tổn thương các dây thần kinh chịu trách nhiệm về các giác quan. Biến chứng của bệnh tiểu đường có thể khiến cơ thể luôn cảm thấy lạnh, đau hoặc nóng. Mặc dù thân nhiệt ổn định nhưng người bệnh vẫn có thể thấy lạnh. Triệu chứng này xảy ra là do não bộ truyền tín hiệu lỗi đến tay hoặc chân tạo cảm ảo giác cho bệnh nhân rằng cơ thể họ đang bị lạnh.
Thiếu hormone tuyến giáp
Theo tiến sĩ Margarita Rohr, chuyên gia nội khoa tại Trung tâm y tế Langone thuộc Đại học New York (Mỹ), khi hormone tuyến giáp không được sản xuất đủ để điều chỉnh quá trình trao đổi chất, bạn sẽ cảm thấy cơ thể lúc nào cũng lạnh.
Nếu gặp phải các triệu chứng khác như rụng tóc, táo bón, tăng cân hoặc mệt mỏi, hãy đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện xem mình có nguy cơ mắc bệnh suy giáp hay không.