Xây dựng thói quen tự giác học tập, lối sống năng động, dinh dưỡng lành mạnh, tăng đề kháng… là những điều cha mẹ nên lưu ư nhằm giúp con hoàn thành năm học trong thời dịch.
Năm học 2021-2022 đă khai giảng trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Hiện nay vẫn c̣n nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội và TP HCM, học sinh phải học trực tuyến. Học trực tuyến ở nhà đồng nghĩa với môi trường học tập và nghỉ ngơi không có nhiều khác biệt so với giai đoạn mùa hè. Trong khi đó, nhiệm vụ của trẻ lúc này đă thay đổi. V́ thế, cha mẹ nên chuẩn bị và hướng dẫn con thay đổi những thói quen để bé tiếp tục năm học mới hiệu quả.
Xây dựng thói quen tự giác học tập
Đang quen vui chơi thoải mái suốt mùa hè, nhiều trẻ sẽ không có hứng thú với việc học. Nhất là những trẻ học trực tuyến, không tương tác với bạn bè, không có thầy cô giám sát trực tiếp, trong khi cha mẹ c̣n bận làm việc khác, trẻ dễ làm việc riêng trong lúc học, như vừa học vừa ngủ, vừa học vừa ăn... Để trẻ tập trung học, cha mẹ nên cho trẻ ăn đủ trước giờ học. Giữa các tiết học, cha mẹ có thể cho con ăn những bữa phụ với các thực phẩm lành mạnh, nhiều dinh dưỡng, như sữa, sữa chua ăn, sữa chua uống, trái cây... để bé không cảm thấy thèm ăn trong lúc học. Khi đă tập trung học, trẻ sẽ đạt hiệu quả học tập tốt hơn, từ đó có nhiều cảm hứng học tập hơn.
Ngoài ra, cha mẹ có thể tăng cảm hứng học tập ở trẻ bằng cách tạo cho con một góc học tập đẹp. Đây cũng là một yếu tố khuyến khích bé ngồi vào bàn học. Hay khen ngợi, động viên kịp thời khi con hiểu bài, làm bài tốt cũng là một liệu pháp tâm lư kích thích tinh thần học tập của trẻ.
Lối sống năng động
Khi trẻ học online ở nhà, hoạt động thể lực giảm và ăn vặt nhiều hơn, dễ tăng nguy cơ thừa cân béo ph́. Những trẻ béo ph́ ngoài những nguy cơ về rối loạn chuyển hóa, gan nhiễm mỡ... c̣n có nguy cơ bị diễn biến nặng hơn khi nhiễm Covid-19. V́ vậy, cha mẹ nên giúp con vận động thể lực hàng ngày bằng nhiều h́nh thức khác nhau như làm việc nhà, nhảy dây, tập luyện bài thể dục online dành cho trẻ em...
"Hoạt động thể lực không những giúp trẻ tăng trưởng chiều cao, kiểm soát cân nặng mà c̣n giúp cho hệ xương, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn khỏe mạnh, mật độ xương đạt tối đa khi trưởng thành, giảm trầm cảm, giảm cảm giác buồn ngủ khi phải học tập suốt ngày với các thiết bị điện tử", phó giáo sư, tiến sĩ Bùi Thị Nhung, Trưởng khoa Dinh dưỡng Học đường và Ngành nghề, Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ.
Bác sĩ Nhung bổ sung, tuổi học đường là giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao. Phần lớn hormone tăng trưởng được giải phóng trong lúc trẻ ngủ dựa trên nhịp sinh học của cơ thể. V́ thế, trẻ không nên đi ngủ sau 22 giờ để đảm bảo hormone tăng trưởng được giải phóng nhiều nhất. Trẻ mầm non nên đi ngủ trước 21 giờ.
Nếu đi ngủ sớm, bé sẽ vui vẻ khi phải dậy sớm để học bài hay vận động. Việc được ngủ đủ giấc giúp bé không mệt mỏi, có tinh thần sảng khoái, học bài hiệu quả hơn. Không những thế, ngủ sớm và đủ giấc cũng góp phần bảo vệ mắt, tăng cường sức đề kháng.
Ăn uống khoa học lành mạnh giúp tăng trưởng chiều cao, nâng cao sức đề kháng
Tạo lập cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh, đúng giờ không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, tăng sức đề kháng mà là c̣n giúp pḥng chống bệnh không lây nhiễm khi trưởng thành.
Bác sĩ Nhung khuyến cáo cha mẹ nên tạo cho trẻ thói quen ăn đúng giờ, phân bổ hợp lư giữa các bữa ăn để tiêu hóa thức ăn tốt hơn, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Không nên để cơ thể quá đói hoặc quá no, v́ không tốt cho sức khỏe. Nên ăn nhiều vào bữa sáng và bữa trưa. Bữa tối ăn vừa đủ v́ lúc này cơ thể không cần năng lượng cho hoạt động. Nếu ăn nhiều và ăn muộn th́ năng lượng sẽ bị tích trữ thành chất béo làm tăng nguy cơ thừa cân, béo ph́.
Cha mẹ không nên tích trữ trong nhà các thực phẩm không lành mạnh đối với sức khỏe của trẻ. Với các bữa phụ buổi sáng và buổi chiều giữa giờ học, cha mẹ nên duy tŕ thói quen sử dụng sữa và chế phẩm sữa như thời điểm trẻ đi học. Thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng cách trộn sữa hoặc sữa chua với trái cây.
Mỗi bữa ăn cần đa dạng thực phẩm, tốt nhất là có trên 10 loại thực phẩm, trong đó có 2-3 loại thực phẩm cung cấp chất đạm, 3-5 loại rau củ, v́ mỗi loại thực phẩm có ưu thế riêng, không một loại thực phẩm nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng. Trẻ thường không thích ăn rau, cha mẹ cần tập cho trẻ ăn từ tuổi nhỏ và tham khảo cách chế biến hấp dẫn con. Cha mẹ cũng nên sử dụng các sản phẩm bổ sung lợi khuẩn trong các bữa ăn hàng ngày như sữa chua ăn, sữa chua uống lên men để giúp bé cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, thức ăn được hấp thu tốt hơn và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Hệ miễn dịch đường ruột chiếm 70% hệ miễn dịch toàn cơ thể, nên đường ruột khỏe mạnh sẽ góp phần rất lớn để tạo ra tính ổn định và khả năng đề kháng của cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Sử dụng thực phẩm bổ sung lợi khuẩn cũng là một cách tăng đề kháng cho trẻ được nhiều chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới và trong nước khuyên dùng.
Tỉ lệ vàng giữa lợi khuẩn với hại khuẩn để đường ruột khỏe mạnh là 85% và 15%. Tỉ lệ này khó được cân bằng do nhiều thói quen ăn uống, sinh hoạt, môi trường, đồng thời lợi khuẩn chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn. V́ vậy, cần bổ sung lợi khuẩn probiotic hàng ngày cho trẻ.
Tuy nhiên không phải tất cả lợi khuẩn đều giống nhau và có hiệu quả như nhau, rất nhiều men lợi khuẩn sau khi được đưa vào cơ thể sẽ bị axit của dạ dày tiêu diệt. Do đó, mẹ cần lựa chọn thực phẩm cung cấp được chủng men lợi khuẩn uy tín, ưu việt, có sức sống cao trong môi trường pH khắc nghiệt, ví dụ như lợi khuẩn L.Casei 431TM được chứng minh có khả năng sống sót cao sau khi đi qua dạ dày.