Theo như có sự tham dự của giới văn học nghệ thuật, bằng hữu và những người yêu mến nữ diển viên Kiều Chinh, từ trong điện ảnh cho đến đời thực, với những việc thiện nguyện cho trẻ em nghèo tại Việt Nam, ngay khi Kiều Chinh vừa cho ra mắt cuốn hồi kư “Kiều Chinh Nghệ Sĩ Lưu Vong” tại nhà sách Tự Lực, trên đường Brookhurst, Wetsminster, hôm Chủ Nhật, 10 Tháng Mười.
Nữ tài tử Kiều Chinh trong ngày ra mắt hồi kư “Kiều Chinh Nghệ Sĩ Lưu Vong.” (H́nh: Văn Lan)
Buổi ra mắt sách cũng là cơ duyên để các bạn hữu gần xa, không phân biệt tuổi tác, khắp các nơi về gặp gỡ trong không khí ấm cúng thân t́nh, từ nhà thơ, nhà văn, ca nhạc sĩ, giáo sư, nhà kinh doanh, họa sĩ, các vị dân cử,… từ trưa cho đến chiều, đến nổi không có đủ sách đến tay độc giả.
Nhà thơ Thành Tôn chia sẻ: “Tôi là người mê sách, khi đến đây không có chỗ đậu xe và bên trong thật đông người đến dự là tôi thấy mừng, v́ sách Việt ở hải ngoại vẫn c̣n giá trị. Quyển hồi kư này cho thấy cuộc đời thăng trầm của một người tài sắc, và những khía cạnh chuyên môn đặc biệt của cô sẽ mang lại sự thích thú cho người đọc.”
Độc giả chờ được kư tặng sách “Kiều Chinh Nghệ Sĩ Lưu Vong.” (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Được tác giả tặng quyển hồi kư cách đây ba tuần, cô Annie Kim Phùng đến mua thêm quyển nữa để làm quà cho người bạn.
Cô Annie Kim nói: “Đối chiếu với những chuyện kể trực tiếp của tác giả, tôi thấy một sự chân thật khớp với những ǵ được tŕnh bày trong quyển hồi kư, và hết sức cảm động khi cuộc đời của chị Kiều Chinh rất thăng trầm, gắn liền với lịch sử của đất nước, và chị đă dũng cảm vượt qua, thật hết sức ngưỡng mộ!”
Nhạc sĩ Nguyễn Đ́nh Toàn và tài tử Kiều Chinh. (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Ông Đồng Đào, chủ nhân nhà sách và Trung Tâm Dinh Dưỡng Tự Lực, nói rằng: “Về quyển hồi kư của tài tử Kiều Chinh, có thể không biết bao nhiêu thời gian cho đủ để nói về cuộc đời và những thăng trầm cô đă trải qua, như những thước phim thật sống động.”
Nhà văn Nhă Ca nhận xét: “Cuốn sách này là câu chuyện về người con thứ ba của chủ nhân Kim Mă Gia Trang, nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh, nụ cười diễm lệ của những khổ đau, mơ ước chung, sứ giả nghệ thuật và thiện chí của người Việt tự do trên thế giới.”
Kiều Chinh cùng nhà thơ Trịnh Y Thư, người thiết kế và biên tập quyển hồi kư “Kiều Chinh Nghệ Sĩ Lưu Vong.” (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
C̣n nhà văn Đặng Phú Phong bày tỏ: “Dù chị Kiều Chinh không phải là một nhà văn, nhưng đây là một quyển sách để lại cho mai sau có thể biết đến những thành tựu rực rỡ của nghệ thuật điện ảnh miền Nam thời trước, dù sau này chị có những thành công lớn hơn nữa ở nước ngoài, cũng chỉ là sự nối dài thời kỳ đầu của một nữ tài tử tài sắc vẹn toàn.”
Cuốn hồi kư “Kiều Chinh Nghệ Sĩ Lưu Vong” gồm 493 trang, qua bảy phần, bắt đầu từ Hà Nội, 1937-1954; Sài G̣n, 1954-1975; Lưu Vong; Những Mảnh Đời Riêng; Đứng Dậy, Đứng Thẳng, Đi Tới; Kiều Chinh & Bằng Hữu; và Phụ Lục H́nh Ảnh.
Hàng ngồi từ trái: Kiều Chinh, nhạc sĩ Nguyễn Đ́nh Toàn. Hàng đứng, các thân hữu văn nghệ sĩ (từ trái: họa sĩ Phan Chánh Khánh, họa sĩ Nguyễn Đ́nh Thuần, Đồng Đào nhà sách Tự Lực, văn sĩ Chiều Dương, nhà thơ Vũ Hoàng Thư, nhà thơ Trịnh Y Thư, nhà văn Trịnh Phú Phong.) (H́nh: Văn Lan/Người Việt)
Mặc dù tác giả nói rằng bà không phải là nhà văn, tuy đạt nhiều giải thưởng nghề nghiệp trong đời, nhưng sự ủng hộ của độc giả hôm nay mới chính là giải thưởng cao quư nhất, đó là ḷng yêu quư của t́nh bằng hữu và người mến mộ.
Quyển hồi kư chỉ là những chặng đường dài bà đă đi qua, với những hạnh phúc và khổ đau, những nổi trôi theo vận nước của kiếp nhân sinh, như là những chia sẻ đến với mọi người.
Và cứ thế, xin cùng bước vào quyển hồi kư của nữ tài tử nổi tiếng của miền Nam Việt Nam và hải ngoại để bắt đầu cuộc hành tŕnh với tất cả tâm t́nh của một “Nghệ Sĩ Lưu Vong.” [kn]