Theo như truyền thông Nhật Bản đưa tin một tiêm kích Mitsubishi F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) đã gặp sự cố khi tiến hành đánh chặn một máy bay quân sự nước ngoài tại Tỉnh Fukuoka, sau khi Tokyo cần "nghiêm túc" hơn và tung tiêm kích tàng hình F-35 lên đối phó với máy bay Nga?
Không quân Nhật Bản đối mặt với vụ bê bối liên quan tới tiêm kích Nga?
Hôm 11/10, truyền thông Nhật Bản đưa tin một tiêm kích Mitsubishi F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản (JASDF) đã gặp sự cố khi tiến hành đánh chặn một máy bay quân sự nước ngoài tại Tỉnh Fukuoka.
Căn cứ vào nguồn tin nói trên rằng nhiều khả năng chiếc "máy bay nước ngoài" nói trên là một tiêm kích chưa rõ chủng loại thuộc Không quân Vũ trụ Nga (VKS) hoặc lực lượng không quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga.
Được biết khi chiếc tiêm kích Nhật Bản cố gắng bắt kịp chiếc máy bay Nga thì bất ngờ cửa kính buồng lái đã bị văng ra khỏi máy bay - sự cố nguy hiểm tới mức phi công của chiếc F-2 phải khẩn cấp điều khiển nó quay trở lại căn cứ.

Chiếc tiêm kích Mitsubitshi F-2 gặp sự cố ở Fukuoka tại thời điểm nhận lệnh cất cánh đánh chặn (Nguồn: NHK).
Hiện tại các chuyên gia đang nỗ lực tìm kiếm phần kính buồng lái dài 150 cm, rộng 90 mét, cao 80 cm và nặng khoảng 90 kg nhằm tìm hiểu hoàn cảnh diễn ra vụ việc.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản hiện đã từ chối bình luận về vụ việc còn vụ việc đã phủ một bầu không khí tiêu cực trong dư luận Nhật Bản. Dưới đây là một số bình luận được tổng hợp:
"Tại sao chúng ta cần lực lượng không quân không thể cản trở máy bay Trung Quốc đi vào không phận của chúng ta và việc truy đuổi máy bay Nga khiến tiêm kích suýt bị rơi?"
"Điều gì sẽ xảy đến nếu đó là một trận không chiến?"
"Đã đến lúc phải loại biên thứ lỗi thời đó (tiêm kích Mitsubitsi F-2) - nếu không người Nga sẽ có thể đánh bại Nhật Bản mà không cần phải nổ một phát súng".

Mitsubishi F-2 có thể đã "hụt hơi" khi đối phó với các tiêm kích của Hạm đội Thái Bình Dương Nga.
F-16 Mỹ cũng chẳng khá hơn?
F-16 Fighting Falcon là tiêm kích phản lực đa nhiệm hạng nhẹ do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ (USAF). Hiện F-16 vẫn giữ vị trí xương sống trong USAF cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Với hơn 4.500 chiếc đã được sản xuất, F-16 là tiêm kích có số lượng sản xuất nhiều thứ 2 trong thế kỷ 20 chỉ sau MiG-21.
Dựa trên F-16, một số quốc gia đồng minh của Mỹ đã tự sản xuất những biến thể của riêng mình và vào đầu những năm 1990 - kết quả hợp tác giữa Mitsubishi Heavy Industries và Lockheed Martin đã cho ra đời Mitsubishi F-2.
Tính đến năm 2014, tổng số Mitsubishi F-2 trong trang bị của JASDF là 61 máy bay một chỗ ngồi (F-2A) và 21 máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi (F-2B).

Hình ảnh so sánh sự tương đồng giữa F-16 và Mitsubishi F-2.
Về đặc tính kỹ chiến thuật, Mitsubishi F-2 được đánh giá là biến thể giống với nguyên bản nhất - đặc tính kỹ thuật thậm chí có phần trội hơn F-16 Block 40 (F-16C/D) cùng thời.
Ngoài hệ thống điện tử hiện đại hơn, thân máy bay lớn hơn và ứng dụng vật liệu composite khiến máy bay nhẹ hơn, Mitsubishi F-2 có mũi dài và rộng hơn để chứa radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) J/APG-1 và J/APG-2.
Vào thời điểm đó Mitsubishi F-2 là một trong những tiêm kích có radar AESA đầu tiên trên thế giới.
Cần lưu ý rằng USAF hiện vẫn vận hành khoảng 4.600 chiếc F-16C/D (hiện đang được thay thế dần bằng F-35 Lightning II) và có lẽ ngay cả những chiếc tiêm kích "nguyên bản" này rất có thể cũng sẽ gặp thảm cảnh như Mitsubishi F-2 khi đối đầu với máy bay Nga.
Mặc dù vẫn chưa rõ chiếc máy bay Nga thuộc chủng loại nào - tuy nhiên trong viễn cảnh phải "tái đấu" và tránh phải "mất mặt" một lần nữa, nhiều khả năng JASDF sẽ phải tung ra các tiêm kích F-35A/B mà họ đang sở hữu lên đánh chặn.
Nhưng điều này sẽ đi cùng một rủi ro khác - hẳn Tokyo vẫn chưa quên vụ chiếc tiêm kích F-35A bị rơi trong chuyến bay huấn luyện từ Căn cứ Không quân Misawa ở Nhật Bản vào năm 2019.

Tiêm kích F-35A của JASDF.