Vào khoảng 10h30 ngày 12/10, tại lối rẽ vào đường 70 thuộc địa bàn thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Tŕ, TP Hà Nội) xảy ra vụ cháy xe ô tô khi đang tham gia giao thông.Những đoạn clip do người dân ghi lại h́nh ảnh vụ xe ô tô bốc cháy trên đường Ngọc Hồi (Thanh Tŕ, Hà Nội) vào trưa 12/10/2021 đang thu hút sự chú ư của cộng đồng mạng.
Trong các clip là h́nh ảnh chiếc xe ô tô 5 chỗ màu xanh bị cháy, mặc dù chủ xe và các chiến sĩ CSGT đă có mặt tại hiện trường dùng b́nh xịt cứu hỏa cầm tay dập lửa, nhưng do ngọn lửa bốc cao và nhanh, phương tiện chữa cháy hạn chế nên đă không thể khống chế được đám cháy.Chỉ sau ít phút, ngọn lửa từ phía đầu xe đă lan ra khắp xe và thiêu rụi toàn bộ chiếc xe. Những tiếng nổ từ lốp xe và cột khói đen nghi ngút bao trùm đoạn đường, chỉ ít phút sau, chiếc xe bị cháy chỉ c̣n trơ bộ khung.
Cộng đồng mạng xót xa khi nh́n chiếc xe mấy trăm triệu phút chốc tiêu tan. "Lửa cháy gớm quá, như thế này dập làm sao nổi"; "Cháy xe ô tô thường rất nhanh, cứu hỏa tới cũng không thể kịp được"; "Xót quá, dịch bệnh khó khăn rồi mà nh́n cái xe mấy trăm triệu ra đi trong một nốt nhạc thế này".
Cũng có nhiều người chia sẻ cùng ngày gặp liên tiếp các đám cháy xe ở Hải Pḥng, Thái B́nh... Nhiều người nhận định nguyên nhân có thể do thời gian vừa qua giăn cách xă hội nên nhiều phương tiện không được đưa vào sử dụng. V́ thế, hoặc để lâu không được bảo hành bảo dưỡng hoặc do chuột gặm nhấm làm đứt hệ thống điện gây chập cháy...Những bác tài có kinh nghiệm cho biết, cháy xe ô tô có nhiều nguyên nhân như có va chạm giao thông, chập điện, b́nh chứa nhiên liệu bị ṛ rỉ, động cơ bị quá nhiệt, xăng dầu kém chất lượng, độ chế hệ thống điện, rơm rạ khô cuốn vào gầm, dây dẫn và các thiết bị kém chất lượng hay thậm chí là do… chuột cắn dây. Không ai mong muốn xảy ra điều đó nhưng nếu phát hiện kịp thời có thể giảm thiểu thiệt hại.
Làm thế nào để phát hiện sớm xe bị cháy? Nếu phát hiện ô tô bị cháy th́ phải làm ǵ? Cư dân mạng chỉ ra một số biện pháp sau:
Trước hết, khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ, hăy nhanh chóng dừng xe vị trí an toàn, tắt máy khóa xăng nếu có, ra khỏi xe và không quên cầm theo giấy tờ tài sản quan trọng.
Nếu thấy có mùi cháy khét: Thường lửa sẽ bắt nguồn từ 1 bộ phận nào đó như nhựa hay ống cao su, do đó khi thấy mùi khét, ngay lập tức dừng xe ở vị trí an toàn và xuống kiểm tra xe. Khoanh vùng xác định vị trí có mùi khét. Nếu ở trong khoang máy dùng mu bàn tay chạm nhẹ nắp capo xem có quá nóng hay không. Nếu nóng quá và chưa có lửa bốc lên có thể dùng nước dội lên cho hạ nhiệt rồi mở nắp kiểm tra kỹ nguồn gây chập cháy và xử lư triệt để.
Nếu nghe có tiếng nổ lạch tạch, có thể do chập hệ thống điện dưới nắp capo. Khi đó không nên tiếp tục di chuyển mà nhanh chóng gọi cứu hộ. Thường các nguyên nhân cháy xe hiện nay phần lớn do các tia lửa điện này bắt vào các bộ phận dễ cháy và gây cháy. Các xe hay độ chế, hay các xe ít di chuyển trong thời gian giăn cách vừa qua, chuột vào khoang máy làm tổ, cắn đứt dây điện, chính là nguyên nhân nhiều nhất.
Nếu thấy có khói bốc lên từ nắp capo, nghĩa là có lửa đang cháy âm ỉ phía dưới. Tuyệt đối không mở nắp capo v́ sẽ cung cấp thêm oxy để đám cháy bốc lên to hơn. Nhanh chóng nhờ sự trợ giúp của mọi người xung quanh, gọi CSGT hoặc cảnh sát PCCC. Dùng b́nh chữa cháy, cát, nước, vải ướt... phủ lên nắp capo để giảm nhiệt độ và hạn chế bùng phát đám cháy.
Nếu thấy lửa bốc lên xe: Hăy đóng cửa xe lại, khoang xe kín sẽ khiến lửa khó bén vào trong xe hơn. Tránh xa chiếc xe pḥng b́nh xăng hay lốp ô tô phát nổ. Nếu có b́nh chữa cháy hay nước, cát, vải ướt... phủ lên xe và lốp xe để hạn chế đám cháy bùng phát. Tất nhiên là cần phải gọi lực lượng hỗ trợ càng sớm càng tốt.
|