Sự suy yếu của Syria sẽ kéo theo sự suy yếu của toàn bộ thế giới Ả Rập. Tuy nhiên, mối quan hệ thù địch kéo dài hơn một thập kỷ không dễ ǵ hàn gắn trong một sớm một chiều.
Phong trào "Mùa Xuân Ả Rập" bùng nổ tại Tunisia ngày 18/12/2010, sau đó lan rộng đến Ai Cập, Yemen, Libya, Bahrain và Syria. Ngày 15/3/2011, đă nổ ra các cuộc biểu t́nh chống chính phủ, đ̣i lật đổ chế độ của Tổng thống Bashar Al-Assad.
Chính phủ Syria đă sử dụng quân đội để trấn áp các cuộc biểu t́nh. Năm 2012, xung đột đă leo thang thành cuộc nội chiến trên phạm vi toàn quốc. Mỹ, phương Tây và hầu hết các nước Ả Rập ủng hộ các lực lượng đối lập, tẩy chay và cắt đứt quan hệ với Syria. Liên đoàn Ả Rập (AL) đ́nh chỉ tư cách thành viên của Syria.
Dấu hiệu tan băng trong quan hệ giữa các nước Ả Rập và Syria
Thời gian gần đây, ở các cấp độ khác nhau, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Ai Cập, Oman, Bahrain và Jordan đă mở lại Đại sứ quán của ḿnh tại Thủ đô Damascus. Tunisia và Algeria đă đề nghị khôi phục tư cách thành viên của Syria tại Liên đoàn Ả Rập.
Ả Rập Saudi cắt đứt quan hệ với Syria năm 2011 và là nước ủng hộ mạnh mẽ nhất phe đối lập nhằm lật đổ chế độ của Tổng thống B. Al-Assad đă mở lại các kênh liên lạc trực tiếp với Damascus. Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman muốn sớm khôi phục lại quan hệ ngoại giao với Syria. Thông tin này được đưa ra cùng với thông tin Syria có thể sớm được trở lại Liên đoàn Ả Rập.
Riyadh đang đàm phán để mở lại Đại sứ quán của ḿnh tại Damascus. Tháng 5/2021, người đứng đầu cơ quan t́nh báo Ả Rập Saudi, Trung tướng Khaled Al-Humaidan đă tới thăm Damascus và gặp Tổng thống B. Al-Assad và người đứng đầu Văn pḥng An ninh Quốc gia, Thiếu tướng Ali Mamlouk. Trước đó, tháng 3/2021, Bộ trưởng Du lịch Mohammed Rami Radwan, thành viên đầu tiên của chính phủ Syria đă tham dự Hội nghị du lịch được tổ chức tại Riyadh.

Đă có một vài dấu hiệu tan băng trong quan hệ giữa các nước Ả Rập và Syria.
Đây là dấu hiệu tan băng trong quan hệ giữa hai nước. Việc Ả Rập Saudi, quốc gia lớn nhất trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC), có vai tṛ đầu tàu trong thế giới Ả Rập b́nh thường hoá quan hệ với Syria sẽ kéo theo các nước Ả Rập khác tiến hành các bước tương tự.
Hăng hàng không Syrian Airlines đă nối lại các chuyến bay từ Damascus đến Thủ đô Abu Dhabi, Dubai và Sharjah là ba thành phố lớn nhất của UAE nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ giao thương và đầu tư giữa hai nước.
Jordan cũng đă đă mở lại cửa khẩu biên giới Jaber lớn nhất với Syria để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước. Bộ trưởng Quốc pḥng Syria, tướng Ali Abdullah Ayyoub đă có chuyến thăm đầu tiên tới Thủ đô Amman kể từ năm 2011, gặp Tổng tham mưu trưởng quân đội Jordan, tướng Yousef Hunetti và các quan chức khác sau khi Jordan, Mỹ và các nước Vùng Vịnh chấm dứt sự ủng hộ cho các các lực lượng đối lập ở miền nam Syria. Đồng thời, Jordan cũng cho phép vận chuyển khí đốt của Ai Cập qua lănh thổ của ḿnh và cung cấp điện của Jordan cho Syria.
Các nước châu Âu gồm Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Romania và Cộng ḥa Séc cũng đang có kế hoạch mở lại Đại sứ quán của họ tại Thủ đô Damascus.
V́ sao các nước Ả Rập b́nh thường hoá quan hệ với Syria thời điểm này?
Phải chấp nhận thực tế: Có thể nói, t́nh h́nh ở Syria là không thể đảo ngược. Về quân sự, cuộc chiến được coi như đă được giải quyết có lợi cho các lực lượng chính phủ từ năm 2018. Bị đánh bật khỏi các vùng lân cận Thủ đô Damascus, các lực lượng vũ trang của phe đối lập trên đà suy yếu nghiêm trọng, buộc phải rút về co cụm tại khu vực Idlib để tránh bị tiêu diệt.
Mặc dù chịu sức ép to lớn về kinh tế, chính trị, quân sự của Mỹ, Israel và các nước phương Tây, nhưng được Nga và Iran hậu thuẫn, chế độ của Tổng thống B. Al-Assad đă không những không sụp đổ mà ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Tại cuộc bầu cử ngày 26/5/2021, Tổng thống B. Al-Assad đă tái đắc cử nhiệm kỳ thứ tư với 95,1% số phiếu so với 88% năm 2014. Điều này chứng tỏ tính hợp pháp của chế độ và ông vẫn được người dân Syria ủng hộ rộng răi. Khả năng lật đổ chính quyền Syria đă giảm đi rất nhiều nếu không muốn nói là không c̣n nữa.
Chính phủ Syria đă kiểm soát hầu hết lănh thổ của đất nước. Trong tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Ả Rập Saudi, các đại diện của phe đối lập Syria cho rằng, thời thế đă thay đổi, "Mùa xuân Ả Rập" là lịch sử, t́nh h́nh địa chính trị mới đang xuất hiện trong khu vực và không thể giữ măi thái độ xưa nay với chính quyền Damascus.
Những cố gắng b́nh thường hoá giữa các nước Ả Rập và Syria gần đây là rất đáng khích lệ, v́ lợi ích chung của cả hai phía.
Ngăn chặn ảnh hưởng của Iran: Ả Rập Saudi đang tiến hành thương lượng với Iran. Tham vọng của Tehran tăng cường ảnh hưởng của ḿnh thông qua việc thiết lập một vành đai của người Shia trải dài từ Iran qua Iraq, Yemen đến Lebanon chạy qua Syria là rất khó có thể ngăn cản.
Việc các nước Ả Rập tiếp tục cô lập Syria càng đẩy chính quyền của Tổng thống B. Assad thắt chặt hơn quan hệ với Iran. Khôi phục và cải thiện quan hệ với Syria sẽ cho phép Damascus giảm bớt sự lệ thuộc vào Tehran, làm suy yếu ảnh hưởng của người Shia tại Syria và khu vực. Mặt khác, việc nối lại quan hệ ngoại giao với Damascus sẽ gửi đi một tín hiệu mạnh mẽ cho châu Âu và Mỹ về sự cần thiết phải xem xét lại thái độ của họ đối với chế độ B. Al-Assad trong t́nh h́nh mới.
Mỹ thay đổi chiến lược: Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang t́m cách định hướng lại sự hiện diện quân sự toàn cầu của ḿnh, trong đó có việc giảm bớt sự có mặt quân sự của Mỹ tại Trung Đông để tập trung đối phó với các đối thủ cạnh tranh chính là Trung Quốc và Nga. Theo hướng này, cùng với việc triệt thoái quân khỏi Afghanistan, Iraq, Washington đă rút ít nhất ba khẩu đội chống tên lửa Patriot và một hệ thống pḥng thủ tên lửa THAAD khỏi căn cứ không quân Sultan ở Ả Rập Saudi. Tàu sân bay và hệ thống giám sát cùng 40 ngh́n binh sỹ cũng đang được tái triển khai từ Trung Đông tới các khu vực khác.
Mỹ cũng quyết định chấm dứt ủng hộ chiến dịch quân sự kéo dài 6 năm của liên quân Ả Rập do Ả Rập Saudi đứng đầu tại Yemen, ngừng bán vũ khí tấn công cho Riyadh, đồng thời đang xem xét lại hợp đồng bán 50 chiến đấu cơ F-35 hiện đại cho UAE. Trong khi đó, Washington đang đàm phán với Tehran để khôi phục lại Thoả thuận hạt nhân JCPOA.
Trong bối cảnh như vậy, không c̣n có thể dựa vào Mỹ nữa, các nước Ả Rập phải thay đổi chính sách của ḿnh, b́nh thường hoá quan hệ với Syria.
Hậu quả của đại dịch COVID-19: Đại dịch COVID-19 đă gây ra hậu quả hết sức to lớn đối với kinh tế các nước Ả Rập. Theo ước tính của Uỷ ban kinh tế, xă hội Tây Á của Liên hợp quốc (ESCWA), khu vực này có thể mất 420 tỷ USD tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Tỷ lệ thất nghiệp trong khu vực tăng 1,2 %, tức là mất ít nhất 1,7 triệu việc làm năm 2020. Cải thiện quan hệ với Damascus, các nước Ả Rập sẽ giành được một phần trong chiếc bánh tái thiết Syria, góp phần vào giải quyết những khó khăn kinh tế trong nước hiện nay.
Những cố gắng b́nh thường hoá giữa các nước Ả Rập và Syria gần đây là rất đáng khích lệ, v́ lợi ích chung của cả hai phía. Sự suy yếu của Syria sẽ kéo theo sự suy yếu của toàn bộ thế giới Ả Rập. Tuy nhiên, mối quan hệ thù địch kéo dài hơn một thập kỷ không dễ ǵ hàn gắn trong một sớm một chiều. Quá tŕnh hoà giải này cần có thiện chí của cả hai bên, sự đồng thuận của Liên đoàn Ả Rập và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
VietBF @ Sưu tầm