Cả thế giới bừng lên tia hy vọng vào hôm thứ Sáu 1 /10, trước tin công ty dược phẩm Merck sản xuất được "thần dược" Molnupiravir trị COVID-19. Một liều Molnupiravir, uống trong năm ngày, được bán cho chính phủ Mỹ với giá khoảng 712 USD.
Điều đáng ngạc nhiên ở đây là
chi phí mà Merck sản xuất một liều chỉ là 17.74 USD và bán cho chính phủ giá cao gấp 40 lần, theo báo cáo của đại học Harvard University và King’s College Hospital, London.
Lập luận thường thấy của các công ty dược phẩm ở Mỹ khi tính giá thuốc đắt gấp nhiều lần so với sản phẩm của Canada hoặc Châu Âu là phải tính
"chi phí đầu tư nghiên cứu", nhưng câu chuyện của
"thần dược" Molnupiravir hoàn toàn không phải là như vậy.
Người Mỹ sẽ
"té ngửa" khi biết chính
"Uncle Sam" (chính phủ Mỹ) là phía chi tiền mà họ đóng thuế để nghiên cứu ra loại thuốc nguyên thuỷ chống virus gây bệnh viêm màng năo ngựa, kư hiệu
EIDD-2088, rồi từ công thức đó Merck sản xuất ra
Molnupiravir, không phải để phục vụ lại những chủ nhân thật sự, người thọ thuế Mỹ, mà để
"chém đẹp" họ, với giá bán cao gấp 40 lần!
Chuyện
“gươm báu” trị COVID-19 vào tay đồ tể là một đoạn đường nhiều nghi vấn.
Molnupiravir: Hy vọng cứu nhân loại thoát COVID-19
Cũng trong ngày thứ Sáu, 1/10, thế giới đă ghi nhận có khoảng 5 triệu người chết, riêng nước Mỹ vượt qua cột mốc 700,000 trường hợp tử vong v́ COVID-19.
Cũng ngày này, Merck công bố kết quả thử nghiệm thuốc viên
Molnupiravir vừa sản xuất rất khả quan, có thể làm giảm một nửa các trường hợp bệnh nặng phải vào bệnh viện cũng như số tử vong, trong số người mới mắc bệnh.
Các chuyên gia y tế đánh giá thuốc này có thể tạo tác động mạnh mẽ làm thay đổi tích cực chiều hướng diễn biến của đại dịch.
Ngày 1/10, nước Mỹ ghi nhận hơn 700,000 người đă chết v́ COVID-19. (H́nh: Mario Tama/Getty Images)
Phải nhấn mạnh rằng
Molnupiravir sẽ là liều thuốc cứu nguy nhân loại bởi v́ được bào chế dưới dạng
"thuốc viên", uống qua miệng, rất tiện lợi và nhanh chóng, khác với các loại thuốc đang được dùng để chữa trị COVID-19 hiện nay, phải được truyền qua tĩnh mạch.
Trong 29 ngày thử nghiệm đầu tiên, không có một trường hợp tử vong nào được báo cáo trong số 385 người được sử dụng thuốc, trong khi đó, tám người dùng giả dược bị tử vong, theo báo cáo của
Merck và
Ridgeback Biotherapeutics, hai công ty có sở hữu giấy phép sản xuất
"thần dược" này.
Chính xác là
Merck mua quyền sản xuất
"thần dược" Molnupiravir trên toàn cầu của
Ridgeback Biotherapeutics.
C̣n
Ridgeback Biotherapeutics lấy được giấy phép quyền sản xuất loại thuốc nguyên thủy chống virus kư hiệu
EIDD-2088, một kết quả từ thí nghiệm thành công của trường đại học
Emory University, Atlanta, Georgia.
Chính phủ Mỹ tài trợ gần 30 triệu USD cho Đại học Emory University t́m ra thuốc
EIDD-2088
EIDD-2088 là kết quả của chính phủ Mỹ tài trợ cho Đại học Emory University nghiên cứu bệnh viêm năo ngựa ở Venezuela.
Bệnh viêm năo ngựa này xuất phát từ virus có tên là
Venezuelan equine encephalitis, có trên các loài ḅ sát và chuột. Muỗi chích những con vật ḅ sát này, sẽ mang theo mầm bệnh, và truyền sang qua loài thú như ngựa, lừa. Các con thú này khi mắc bệnh, được muỗi chích và truyền bệnh từ ngựa, lừa sang qua các gia súc khác và người.
Bệnh này làm viêm màng năo ngựa, dễ gây tử vong cho trẻ em và người lớn tuổi.
Bộ Quốc Pḥng Mỹ, trong năm 2013 và 2015, đă tài trợ 10 triệu USD cho Đại học Emory University để nghiên cứu bệnh này, theo
Knowledge Ecology International, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên theo dơi việc dùng tiền thuế dân chúng đầu tư và sử dụng sở hữu trí tuệ.
Bệnh viện thuộc trường Đại học Emory University, Atlanta, Georgia. (H́nh: Facebook Emory University)
Sau đó, Viện Bệnh Truyền Nhiễm Quốc Gia (NIH) tài trợ bổ sung thêm 19 triệu USD.
Thuốc trị virus và chích ngừa thường do chính phủ tài trợ để các trường đại học nghiên cứu, lư do là các đại công ty dược phẩm không muốn đầu tư vào lănh vực này v́ không sinh ra lợi nhuận nhiều.
"Chúng ta không thấy các công ty tư nhân nhảy vào nghiên cứu thuốc chống Ebola hay SARS, v́ họ không quan tâm", ông James Love, giám đốc Knowledge Ecology International, cho biết.
Nhưng khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các chính phủ vội vă tung tiền t́m thuốc và vaccine để chữa trị và ngăn ngừa, và đây là mấu chốt thu hút các nhà đầu tư trong thời đại dịch.
Ridgeback Biotherapeutics là công ty nào?
Chắc chắn, ngoài vinh quang đưa ra
“thần dược” để cứu nhân loại, các viên thuốc
Molnupiravir chắc chắn sẽ giúp thu lợi nhuận
"đầy kinh ngạc" cho cả
Merck lẫn
Ridgeback Biotherapeutics.
Theo ước tính của trang tin
Quartz,
hai công ty Merck và Ridgeback Biotherapeutics, có thể kiếm tới ít nhất là 7 tỷ USD vào cuối năm nay, với loại thuốc nguyên thuỷ trị viêm năo ngựa này.
Không cần giới thiệu, cả thế giới đều biết
Merck, đại công ty dược phẩm của Mỹ có trụ sở tại New Jersey, với doanh thu gần 50 tỷ USD/năm.
Ridgeback Biotherapeutics, một công ty nhỏ ở tiểu bang Florida, lúc đó không có được một pḥng thí nghiệm chứ đừng nói đến xưởng bào chế, vẫn giành được thỏa thuận lấy được giấy phép sản xuất loại thuốc viên
EIDD-2801 trị COVID-19, mà trường Đại học Emory University nghiên cứu thành công nhờ tiền tài trợ của người đóng thuế ở Mỹ.
Hai tháng sau đó, vào tháng Năm, 2020,
Ridgeback Biotherapeutics bán lại giấy phép sản xuất loại thuốc này cho
Merck với một
giá không được tiết lộ.
Ngoài số tiền
"sang tay" giấy phép trên,
Ridgeback Biotherapeutics sẽ c̣n nhận thêm những món tiền góp trả thêm nữa. Chưa hết,
Merck c̣n chia thêm lợi nhuận cho
Ridgeback Biotherapeutics sau khi được chính phủ chấp thuận sử dụng thuốc
Molnupiravir.
Ridgeback Biotherapeutics cho biết họ vẫn tham gia vào việc sản xuất thuốc này, c̣n
Merck có trách nhiệm tiến hành thử nghiệm lâm sàng, xin phép chính phủ liên bang chuẩn thuận sử dụng, và sản xuất loại thuốc mà đă chứng tỏ hiệu quả trong việc cô lập và làm tê liệt virus trong các thí nghiệm đối với loài vật.
Người đứng đầu Ridgeback Biotherapeutics là những ai?
Bà Wendy Holman, tổng giám đốc Ridgeback Biotherapeutics, một cựu quản lư đầu tư từng phục vụ trong Hội đồng cố vấn chống HIV/AIDS của cựu Tổng thống Donald Trump.
Chồng bà tổng giám đốc là ông Wayne Holman, có học vị y khoa từ New York University, là quản trị một quỹ đầu tư chuyên trị các chứng khoán của công ty dược phẩm. Ông Holman thành lập công ty quản lư đầu tư
Ridgeback Capital Management, hồi năm 2006.
Cần lưu ư, bệnh dịch COVID-19 vừa mới bùng phát tại Mỹ vào tháng Ba, 2020.
Do đó,
việc "sang tay" kết quả của một nghiên cứu được chính phủ tài trợ một cách nhanh chóng kể trên cho thấy "cơn sốt" của giới đầu cơ tài chính bị cuốn theo đà truyền nhiễm của COVID-19 bùng phát toàn thế giới.
Lúc đó cũng chính là thời điểm mà chính phủ cựu Tổng thống Donald Trump cấp tốc ủy thác hơn 7 tỷ USD tài trợ các trung tâm nghiên cứu và kỹ nghệ dược phẩm để ráo riết săn lùng công thức chế tạo vaccine hoặc thuốc chữa trị COVID-19,
mặc dù ông liên tục nói dối và hạ thấp sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Tiến sĩ Rich Bright, giám đốc Cơ Quan Nghiên Cứu Y Sinh Học thuộc Bộ Y Tế Hoa Kỳ. (H́nh: Greg Nash-Pool/Getty Images)
Tiến sĩ Rich Bright, giám đốc Cơ Quan Nghiên Cứu Y Sinh Học thuộc Bộ Y Tế Hoa Kỳ, là người từ chức sau khi tố cáo các giới chức được Tổng thống Trump bổ nhiệm trong cơ quan này dùng thế lực chính trị để đưa những ưu đăi cho các công ty quen biết.
Trong đơn tố cáo, ông Bright nhắc đến việc bà Holman yêu cầu cơ quan ông tài trợ cho trường Đại học Emory University tiếp tục nghiên cứu
EIDD-2801 vào tháng Tư, 2020, sau khi công ty
Ridgeback Therapeutics giành được quyền sản xuất thuốc của trường này.
Ông Bright từ chối v́ cho rằng đại học đă được tài trợ gần 30 triệu USD.
Chính v́ lư do này, ông Bright xung đột với ông
Robert Kadlec, người được cựu Tổng thống Trump bổ nhiệm làm phụ tá bộ trưởng y tế, v́ ông này muốn ông Bright tiếp tục giao những hợp đồng cho các công ty "có mối quen biết tốt".
Trong những email liên lạc để xin tiền chính phủ tiếp tục tài trợ, bà Holman có nhắc đến việc bà có quen biết cá nhân với ông Kadlec, theo tố cáo của ông Bright.
Những câu hỏi chưa có lời giải đáp
1/ V́ sao các trường đại học chuyển giao kết quả nghiên cứu được chính phủ tài trợ một cách quá dễ dàng? Ai thực sự làm chủ công tŕnh nghiên cứu?
Các chuyên gia kỹ nghệ dược phẩm vẫn c̣n thắc mắc lư do v́ sao sự chuyển nhượng giấy phép từ trường Đại học Emory University qua công ty
Ridgeback Biotherapeutics quá nhanh chóng, nhất là về phương diện pháp lư và an toàn y tế.
Thường th́ một giấy phép sản xuất dựa trên bản quyền từ kết quả thí nghiệm ở các trường đại học cần từ bốn đến sáu tháng để duyệt, tuy nhiên, Ridgeback Biotherapeutics chỉ mất hai tuần lễ là có được.
Tương tự, ở mức độ sản xuất quy mô, và vẫn c̣n phải lệ thuộc quá tŕnh thử nghiệm đại trà đối với người, cũng như hàng loạt giấy phép quy định khác,
chỉ trong hai tháng Merck và Ridgeback Biotherapeutics đă “tay trong tay” với nhau.
Chưa hết, dù trước mắt loại thuốc
EIDD-2801 chứng tỏ hiệu nghiệm chống lại nhiều loại virus, lại thêm lợi thế
“uống” dễ phổ biến, các loại thuốc tương tự dễ tạo ra đột biến “gene” gây ra dị tật bẩm sinh, quái thai.
V́ thế,
EIDD-2801 vẫn cần một thời gian nhiều hơn để theo dơi các tác dụng phụ. Tuy nhiên,
Merck cho biết loại thuốc này được
“dung nạp tốt".
Riêng ông chủ Wayne Holman của quỹ đầu tư
Ridgeback Capital Management nói rằng, thuốc này
“an toàn” nếu sử dụng trong một thời gian ngắn để chữa trị chống nhiễm virus.
Kể cả Merck và ông Holman, trong trường hợp này, đều không phải là tiếng nói trọng lượng như một hội đồng y khoa độc lập nhận định về loại thuốc mới.
2/ Dùng tiền thuế của dân để nghiên cứu, tại sao lại để công ty tư nhân định giá “cắt cổ?”
Những người tranh đấu để có một chính phủ hoàn thiện cho rằng đáng lư chính quyền liên bang phải là nơi định giá phù hợp với nhu cầu của công chúng trong trường hợp này.
Đó là chưa kể hồi tháng Sáu, chính phủ liên bang kư hợp đồng 1.2 tỷ USD để mua 1.7 triệu liều thuốc của Merck với giá
"cắt cổ" là 712 USD/liều năm ngày.
Thuốc viên trị COVID-19 này được dùng cho những người chưa bị quá nặng, có nghĩa là những người vừa chớm bệnh nên dùng thuốc, như vậy, với giá
“trời ơi” như vậy, liệu những người chưa cảm thấy bệnh nặng có muốn mua hay không.
Như vậy, nhiều người đáng lẽ nên được dùng thuốc sớm để khỏi vào bệnh viện, mà kết cuộc có thể tử vong, th́
“bức tường” giá cả này đă chặn đường họ.
Các nhà tranh đấu kêu gọi chính quyền Mỹ áp dụng
Đạo Luật Bayh-Dole Act, quy định rằng việc dùng tiền liên bang tài trợ cho những sáng chế mà bị đưa vào cơ sở tư nhân th́ chính phủ có quyền can thiệp và treo
“bản quyền sáng chế” đó, nhất là khi thấy giá thành quá cao.
Bác sĩ Dzintars Gotham, thuộc King’s College Hospital, đồng tác giả nghiên cứu giá thành của
Molnupiravir, nhận xét câu chuyện có liên quan thứ thuốc này cho thấy đây là một cú
“đảo chính” của giới nghiên cứu trong trường đại học được sự tài trợ của chính phủ Mỹ.
Bởi v́, sau khi thành công, các nhà nghiên cứu đă bàn giao cho kỹ nghệ tư nhân một cách
"tự nhiên", giống như không hề bị bất cứ tiêu chuẩn nào ràng buộc.
Cho đến giờ, người ta vẫn chưa biết trong các điều khoản tài trợ cho trường Đại học Emory University có ràng buộc việc sử dụng kết quả của việc nghiên cứu, hoặc có phải được chính phủ thông qua hay không.
Liệu trong các hợp đồng tài trợ nghiên cứu có “cài” những lỗ hổng “cần thiết” nào đó không?
“Thuốc đắng” Molnupiravir có thể “giă” virus COVID-19, nhưng không “giă” được “bệnh thủ lợi” có sẵn bên trong con người, trong mọi thể chế.