Ngành công nghiệp thuốc lá và ngành công nghiệp thực phẩm chế biến vốn hoạt động theo những công thức rất giống nhau. Trước đây, họ cùng muốn thao túng khoa học để che giấu sự nguy hiểm từ các sản phẩm của ḿnh. Cả hai đă hối lộ nhiều nhà khoa học để nói rằng,
"thuốc lá không gây ung thư phổi, c̣n đường trong thực phẩm chế biến th́ không gây ra đại dịch béo ph́".
Sau khi không c̣n che giấu được các tác hại ấy nữa, họ lại cùng tập trung vào các chiến dịch nhằm
"tẩy trắng" sản phẩm
"độc hại" hoặc t́m cách để xoa dịu người tiêu dùng.
Ngành công nghiệp thực phẩm chế biến cho ra mắt các sản phẩm "ít béo, ít đường" c̣n ngành công nghiệp thuốc lá bắt chước theo với các "sản phẩm ít nicotine", và bây giờ là "thuốc lá điện tử không khói".
Sự tương đồng này đă được ông
Michael Moss, một nhà báo điều tra từng đoạt giải Pullitzer đă vạch ra trong cuốn sách của ông với tựa đề
"Mắc câu: Thực phẩm, ư chí tự do và cách những công ty khổng lồ khai thác cơn nghiện của chúng ta".
Trong đó, Moss đă chỉ ra một xu hướng tiếp theo của ngành công nghiệp thực phẩm chế biến, các công ty khổng lồ bây giờ lại đang mua và sáp nhập các công ty sản xuất thực phẩm ăn kiêng.
Heinz mua lại Weight Watchers, Unilever mua SlimFast, Nestle mua Jenny Craig và Cinnabon and Carvel mua lại Atkins Nutritionals.
Hầu hết các nhăn hiệu sản xuất thực phẫm ăn kiêng đă được bán cho các công ty mẹ khác. Moss cho biết điều này sẽ giúp các gă khổng lồ thực phẩm kiếm lợi nhuận trên cả hai đầu. Một đầu, họ bán sản phẩm vỗ béo khách hàng, ở đầu c̣n lại, họ bán các sản phẩm hỗ trợ giảm cân.
Nhưng có nằm mơ th́ Moss cũng không thể tin nổi công thức này cũng có thể được sao chép sang ngành công nghiệp thuốc lá. Theo đó, vào giữa tháng 9 vừa rồi,
Philip Morris International (PMI), gă khổng lồ sở hữu thương hiệu
Marlboro đă đạt được thoả thuận với các cổ đông của
Vectura Group Plc để mua lại công ty sản xuất máy thở và thiết bị y tế của Anh với giá 1 tỷ Bảng.
Vậy là
bắt đầu từ bây giờ, bạn sẽ thấy một công ty thuốc lá bán thêm cả máy thở, phục vụ những bệnh nhân mắc bệnh phổi do chính những điếu thuốc của họ gây ra.
Gă khổng lồ thuốc lá muốn tạo dựng h́nh ảnh lành mạnh
Thuốc lá là sản phẩm tiêu dùng hợp pháp duy nhất đang giết chết một nửa số người hút thuốc trên toàn cầu và tạo ra gánh nặng khủng khiếp cho hệ thống y tế của tất cả các quốc gia. Theo số liệu mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thuốc lá đang giết chết khoảng 8 triệu người mỗi năm. Đó là một con số tương đương 22 ngàn người mỗi ngày, 900 người mỗi giờ và 15 người chết v́ thuốc lá cứ sau mỗi 1 phút.
WHO coi thuốc lá là mối đe dọa sức khỏe hàng đầu mà chúng ta phải đối mặt. Nó gây ra vô số bệnh tật bao gồm: ung thư, bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thũng, viêm phế quản mạn tính...
Ngoài ra, hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao, một số vấn đề về mắt và thị giác cũng như các bệnh miễn dịch và viêm khớp dạng thấp. Ở nam giới, hút thuốc lá có thể gây rối loạn cương dương.
Một tin tốt là với sự nhận thức ngày càng cao từ phía công chúng, doanh số bán hàng và tiêu thụ sản phẩm thuốc lá trên toàn cầu đă liên tục giảm xuống trong 20 năm qua. Theo các chuyên gia tại công ty phân tích thị trường
Jefferies, thuốc lá có thể biến mất khỏi một số quốc gia trên thế giới trong ṿng 10 đến 20 năm nữa.
Điều này là kết quả của quá tŕnh đấu tranh dai dẳng với các tập đoàn thuốc lá siêu khổng lồ thông qua việc truyền thông, giáo dục người dân về tác hại của thuốc lá, đánh thuế và xây dựng các quy định pháp luật chặt chẽ liên quan đến mặt hàng nhạy cảm này.
Tuy nhiên, các công ty thuốc lá khổng lồ dẫn đầu chuỗi cung ứng toàn cầu như
Philip Morris International không phải là không biết điều đó. Từ lâu họ đă có chiến lược đối phó với xu hướng này. Ví dụ như
Philip Morris hiện đang cố gắng tự tiếp thị như một công ty quan tâm đến sức khỏe với tầm nh́n về một
"tương lai không khói thuốc".
Một trong những bước đi đầu tiên của họ là sản xuất các
sản phẩm không chứa nicotine cho thuốc lá, chẳng hạn như liệu pháp thay thế nicotine để giúp mọi người cai thuốc. Kế đó, họ phát minh ra các sản phẩm mới như
thuốc lá điện tử, thuốc lá hoá hơi với tuyên bố chúng an toàn hơn thuốc lá điếu truyền thống.
Trong hành động mới nhất nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của ḿnh,
Philip Morris đă mua lại công ty chăm sóc sức khỏe
Vectura của Anh.
Vectura trước nay được biết đến là một công ty chuyên sản xuất các sản phẩm hỗ trợ thở như ống hít, b́nh xịt hoặc máy thở khí ôxy trong bệnh viện dành cho những người bị bệnh hen suyễn và bệnh phổi.
Điều này trước mắt sẽ giúp
Philip Morris thu thêm được lợi nhuận từ việc điều trị những căn bệnh mà sản phẩm thuốc lá của họ gây ra. Bởi máy thở khí ôxy là thiết bị thường được sử dụng cho bệnh nhân mắc bệnh phổi do hút thuốc lá.
Nhưng các chuyên gia y tế cho biết câu chuyện không dừng lại một cách đơn giản ở đó. Thương vụ
Philip Morris mua lại
Vectura c̣n là khởi nguồn cho rất nhiều rắc rối trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ sau này.
Điều ǵ sẽ xảy ra khi "sói đội lốt cừu"?
Trong một bài viết trên trang
The Conversation, ba người khoa học gia Kristin Carson-Chahhoud đến từ Đại học Nam Úc, Bruce Thompson từ Trường Khoa học Sức khoẻ, Đại học Công nghệ Swinburne và John Upham từ Đại học Queensland cho biết việc mua lại công ty
Vectura có ư nghĩa rất lớn đối với
Philip Morris.
Đó là bởi v́ công ty này đang hướng đến một mục tiêu đạt được
"ít nhất 1 tỷ đô la doanh thu ṛng hàng năm từ các sản phẩm không nicotine vào năm 2025". Để làm được điều đó, họ đang mở rộng phát triển các sản phẩm thuốc lá điện tử và thuốc lá hoá hơi, các thiết bị hít không khói.
Vectura có sở hữu những công nghệ khí ôxy có thể cho phép
Philip Morris nghiên cứu và sản xuất sản phẩm của ḿnh theo hướng đó.
Liệu rằng tương lai sẽ có những thiết bị hỗ trợ thở mang thương hiệu của Philip Morris?
Ngoài ra, nội việc bán các máy thở của
Vectura cũng vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty. Và c̣n hơn thế nữa, mua lại một công ty thiết bị y tế đồng nghĩa với việc
Philip Morris mua được
"một chỗ ngồi cùng bàn" với các nhà hoạch định chính sách và chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Nghĩa là từ nay, dưới danh nghĩa của
Vectura, người của ngành công nghiệp thuốc lá sẽ có tiếng nói trong việc đưa ra các chính sách y tế, đặc biệt là ở Anh.
Điều này đă khiến cho Jonathan Ashworth, một nghị viên Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland kịch liệt phản đối. "
Chính phủ lẽ ra nên ngăn chặn thương vụ mua bán này", ông viết trên Twitter.
Các nhóm y tế như Hiệp hội Phổi và Hen suyễn Vương quốc Anh cũng đặt ra câu hỏi rằng, liệu có nên cho một công ty thuốc lá làm chủ nhân một công ty điều trị các bệnh đường hô hấp do thuốc lá gây ra hay không?
Họ đă viết một lá thư kêu gọi chính phủ Anh xem xét các vấn đề xung đột lợi ích trong thương vụ của
Philip Morris và
Vectura. Lá thư đă được kư bởi 35 tổ chức y tế khác, các chuyên gia và bác sĩ trong ngành.
Sarah Woolnough, giám đốc điều hành của Tổ chức Phổi và Hen suyễn Vương quốc Anh, cho biết:
"Hiện có một nguy cơ rất thực tế là việc Vectura bị mua lại bởi một tập đoàn thuốc lá lớn sẽ dẫn đến hậu quả ngành công nghiệp thuốc lá sẽ tạo ra được những ảnh hưởng lớn lao không đáng có đối với chính sách y tế của Vương quốc Anh".
Chưa dừng lại ở đó, việc
Philip Morris mua lại công ty
Vectura c̣n có thể gây ra những ảnh hưởng rất sâu rộng vào lĩnh vực nghiên cứu và điều trị các bệnh đường hô hấp.
Nhiều tổ chức y tế công cộng, cơ quan chuyên môn y tế, trường đại học, chuyên gia y tế và nhà khoa học nghiên cứu không thể và sẽ không làm việc với các công ty thuốc lá hoặc các công ty con thuộc sở hữu của họ. Điều này được quy định rơ ràng trong Công ước của Tổ chức Y tế Thế giới về Kiểm soát Thuốc lá do sự lo ngại các xung đột về lợi ích có thể ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.
Trước đây, các chuyên gia và nhà khoa học làm việc cho công ty
Vectura, nhận tài trợ từ công ty này dưới danh nghĩa là một công ty chăm sóc sức khoẻ hoàn toàn có thể đưa ra các kết quả độc lập với ngành công nghiệp thuốc lá.
Nhưng bây giờ, khi nguồn tài trợ của họ bị chi phối bởi
Philip Morris, các nghiên cứu của họ sẽ không c̣n đáng tin tưởng như trước nữa, bởi chúng ta hiểu rằng một công ty thuốc lá sẽ khó có thể tài trợ cho các nghiên cứu gây bất lợi cho sản phẩm của ḿnh.
Điều này đă bắt đầu xảy ra với việc các hội nghị trong ngành dược phẩm như Hội nghị Cung cấp Thuốc đến Phổi đă chấm dứt chương tŕnh tài trợ của
Vectura, buộc đại diện của công ty rời khỏi ủy ban và cấm họ tham gia trở lại.
Trong tương lai, các công ty, chuyên gia y tế và nhà nghiên cứu liên quan đến
Vectura có thể sẽ bị hạn chế tham gia vào các uỷ ban đạo đức và khoa học y tế. Ví dụ như Hiệp hội Hô hấp Châu Âu sẽ loại bất cứ nhà khoa học nào có mối liên hệ với ngành công nghiệp thuốc lá trong mười năm qua.
Chương tŕnh Phúc lợi Dược phẩm (PBS) của Úc sẽ cần phải xem xét lại xem họ có nên đưa các thiết bị y tế của
Vectura vào danh mục hỗ trợ của ḿnh hay không khi bây giờ nó đă dính líu đến ngành công nghiệp thuốc lá.
Điều này có thể khiến cho các bác sĩ phải t́m kiếm thiết bị mới cho bệnh nhân của ḿnh. Nhiều người mắc bệnh phổi cũng sẽ e ngại sử dụng thiết bị của một công ty thuốc lá. Và việc chuyển từ thiết bị này sang thiết bị khác có thể đi kèm với các hậu quả như chất lượng chăm sóc suy giảm, gây ra các tác dụng phụ mới và kết quả lâm sàng kém hiệu quả hơn.
Đứng trước những sự lo ngại và các lời phê b́nh này,
Philip Morris cho biết cộng đồng khoa học và y tế đang quá khắt khe với họ. Jacek Olczak, giám đốc điều hành công ty nói với tờ
Telegraph rằng, có nhiều người phê b́nh đang giữ một định kiến và mối hiềm khích cũ với
Philip Morris như một công ty thuốc lá. Bởi vậy họ không muốn ủng hộ
Philip Morris khi công ty chuyển ḿnh sang chiến lược không nicotine.
Tuy nhiên, Carson-Chahhoud, Thompson và Upham cho biết thật khó tin tưởng được ngành công nghiệp thuốc lá sẽ thay đổi. Từ trước đến nay họ vẫn là một trong những ngành gây ra chết người nhiều nhất thế giới. Với thương vụ mua lại công ty
Vectura,
Philip Morris chỉ đang
"cố gắng ngụy trang thành một thương hiệu sức khỏe", và điều đó sẽ gây hại cho lĩnh vực y tế cộng đồng nhiều hơn là có lợi.
Tham khảo Theconversation