Hôm nay lan truyền đoạn clip cảnh người dân lạy mấy anh em công an lính lác bằng nhang, nhiều anh em có lẽ ở nơi khác chưa quen, nên nghĩ hà cớ ǵ mà hạ ḿnh van lạy làm vậy. Tôi là dân miền Tây, biết anh em đă có chút hiểu lầm, xin thưa mấy lời cải chánh.
![](https://www.vietbf.com/forum/attachment.php?attachmentid=1883516&d=1633129123)
Dân miền Tây từ thời mở cơi, trong hành trang luôn có bó nhang và cây mác. Tới sở đất hoang, muốn cắt một nhánh cây cọng cỏ để bắt đầu cuộc khai hoang, luôn làm lễ cúng tế cẩn thận, nhang khói kỹ lưỡng rồi mới tiến hành, sau nhang là tới dao mác động thủ. Cúng ai? Tế ai? Không phải cúng cây cúng cỏ, mà gọi chung các vị khuất mặt khuất mày, từ cô hồn các đảng, ngạ quỷ lang thang, cho đến thành hoàng bổn cảnh, đất đai dương trạch, binh tướng đại càn, chúa ngung man nương... là những tiểu thần và yêu ma không có trong đạo giáo nào, chỉ là niềm tin dân gian về một thế lực có thể làm hại cũng như có thể ban phước.
Cây nhang và quỳ lạy đối với dân Nam kỳ mặc định chỉ dành cho tâm linh. Tuyệt đối không có chuyện chào ông chánh tổng hay ông hội đồng là "lạy cụ". Tuyệt đối không có chuyện ăn mày "lạy ông đi qua lạy bà đi lại", v́ chẳng ai dám nhận cái lễ lạy đó.
Cháu rể mới, đi rước dâu hay hỏi vợ, chỗ nào đàn gái bắt lạy bàn thờ tổ tiên nhiều lần mà không châm chế bớt đi, th́ cũng bị coi là đàn gái khó khăn hắc ám chớ chẳng có vẻ vang ǵ.
Cha mẹ ông bà c̣n sống, con cháu hầu như cũng không dám lạy, yêu kính cách mấy là chỉ ngồi hay quỳ bên chân ghế đai ghế bố hay dưới đất bên cạnh cái vơng.
Tất nhiên, cho tới tận bây giờ, nghi lễ rước dâu hay xuất giá ǵ ông trưởng tộc cũng sẽ hỏi cha mẹ ông bà của cô dâu chú rể là cho đám nhỏ lạy hay xá, hỏi cho có lệ để mà chắp tay xá thôi chứ không ông bà cha mẹ nào bắt con ḿnh lạy lục.
Thế nhưng, dân miền Tây rất hào phóng trong việc lạy liên quan tới tâm linh. Cúng miễu: lạy; cúng đ́nh: lạy; cúng chùa: lạy; cúng ông bà đă mất: lạy; cúng đất đai: lạy; cúng thổ công: lạy... Hay có tục ngữ "lạy nhổng đít" để trêu chọc mấy người sính cúng bái.
Nhang th́ khỏi nói rồi, chuyên dùng cho tâm linh, tang lễ người chỉ cầm một cây. Bàn thờ Phật, mỗi lư hương một cây; bàn thờ Trời ba cây, lư hương đạo Cao Đài cắm năm cây. Quy định rơ ràng, trang nghiêm thanh nhă. C̣n đốt lần một bó cắm vùi, là cúng cô hồn ngạ quỷ, hoặc là người chết bất đắc kỳ tử giữa đường, người qua đường mua giúp bó nhang là đốt cho hết để không ai đem về.
Trong cách nói ngày thường bỗ bă của dân miền Tây, "tao lạy mày" "lạy luôn" "muốn lạy" thực ra là một lời chửi với vẻ khó chịu. Bởi không ai lạy người sống ở miền Tây (trừ mấy trường hợp lănh tụ tôn giáo th́ không nói), mà lạy người sống là trái thiên lư với dân miền Tây, nên làm cho ra tới mức lạy đó, là đang thể hiện sự trái đạo lư, c̣n mà tới mức lạy thiệt kèm theo bó nhang, là trù cho người bị lạy đó chết đi. Nói cách khác, theo ngôn ngữ Tây phương, th́ đó là một h́nh thức phản kháng bằng niềm tin tâm linh, là một kiểu tà thuật nguyền rủa cho đối phương chết cảnh bất đắc kỳ tử.
Tôi không b́nh luận chuyện này là đúng hay sai, bởi tôi theo niềm tin Catholic và có những giá trị quan khác biệt. Nhưng anh em nh́n cảnh lạy đó, cần biết nó là tế sống!
Mà hễ nhang khói xong, là tới dao tới mác, buồn cảnh trái ngang có một, nhưng lo lắng cảnh tang thương thực sự đến mười. Những người ngồi nhà lớn lầu cao ra quyết định hăy biết lo sợ khi người dân phẫn uất làm đến mức này, nó là chuyện đáng sợ, v́ người ta sắp liều mạng!
H́nh: tiểu thương chợ ở An Giang đốt nhang công an