Các nhà nghiên cứu thuộc Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Long Beach (Mỹ) đă xác định 4 nhóm đối tượng có nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài cao nhất.
COVID-19 kéo dài là một hiện tượng đáng lo ngại. Trường hợp này xảy ra với bệnh nhân COVID-19 sau vài tuần hoặc vài tháng sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Các di chứng sau hồi phục có thể giống với các triệu chứng COVID-19 và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các chuyên gia y tế lo lắng rằng số lượng ca nhiễm ngày càng tăng cũng có thể dẫn đến ngày càng nhiều người trở thành “con mồi” của COVID kéo dài và cần sự giúp đỡ.
Theo nghiên cứu, gần 5 - 10% bệnh nhân không nhập viện và gần 80% số người nhập viện là bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, ngoài các số liệu thống kê, các nghiên cứu đă phát hiện ra có những dấu hiệu quan trọng khiến một số người dễ phát triển COVID-19 kéo dài.
Các nhà nghiên cứu thuộc Sở Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Long Beach (Mỹ) đă nghiên cứu sức khỏe và các triệu chứng của hơn 366 người nhiễm virus SARS-CoV-2 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 12/2020. Nhóm bệnh nhân được phân tích và hỏi về các triệu chứng mà họ mắc phải.
Được biết, không chỉ 1/3 số bệnh nhân cho biết có 1-2 triệu chứng trong hai tháng sau khi xét nghiệm âm tính, các triệu chứng kéo dài phổ biến nhất là khó thở, mất khứu giác, đau nhức cơ, mệt mỏi. Các triệu chứng này cũng được báo cáo phổ biến hơn theo các nhóm tuổi và những người thuộc các chủng tộc cụ thể:
Phụ nữ
Mặc dù trước đây, một số nghiên cứu cho thấy phụ nữ dường như có mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong thấp hơn liên quan đến bệnh COVID-19, nhưng các nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu nêu ở trên đă khẳng định các triệu chứng COVID-19 kéo dài ở những phụ nữ đă từng nhiễm virus được báo cáo cao hơn. Một số triệu chứng như sương mù năo, mệt mỏi, thay đổi kinh nguyệt và đau nhức cơ thể có thể xuất hiện.
Những người trên 40 tuổi
Qua một độ tuổi nhất định, hoạt động của hệ thống miễn dịch có thể chậm lại và khiến vi trùng và virus dễ dàng xâm nhập. Tốc độ phân chia tế bào, tái tạo chậm và các điều kiện tiên quyết liên quan đến tuổi tác có thể khiến cơ thể khó chống lại nhiễm bệnh một cách tự nhiên và tăng mốc thời gian phục hồi bệnh. Đây cũng là một trong những lư do giải thích tại sao mức độ nghiêm trọng của các trường hợp mắc COVID-19 cao hơn được ghi nhận ở những người già yếu.
Người da màu
Nghiên cứu cũng cho thấy COVID-19 kéo dài phổ biến hơn ở người Da đen. Một số nghiên cứu khoa học cũng đă xác minh rằng người da đen có tỷ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, tim mạch cao hơn, có thể ảnh hưởng đến kết quả bệnh theo nhiều cách.
Những người bị suy giảm miễn dịch
Suy giảm miễn dịch đánh dấu một mối đe dọa lớn đối với việc nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng cũng làm cho một cá nhân có nguy cơ mắc bệnh COVID-19 kéo dài cao hơn rất nhiều.
Nghiên cứu khoa học đă phát hiện ra việc bị suy giảm miễn dịch, tức là khi cơ thể không đạt được phản ứng miễn dịch đáng kể hoặc hiệu quả có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng măn tính và khó có cơ hội loại bỏ các triệu chứng hoặc tránh được lây nhiễm.
Hiện nay, việc tiêm vaccine đă được chứng minh là làm giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc COVID-19 kéo dài ở những người bị nhiễm trùng đột phá. Do đó, dù bạn ở nhóm nguy cơ nào, tiêm pḥng là một giải pháp vô cùng cần thiết để giảm thiểu khả năng lây nhiễm virus SARS-CoV-2.