MANHATTAN, New York
Bảng điểm về chứng khoán tại Mỹ chìm trong màu đỏ suốt cả ngày thứ Hai, 20 tháng Chín, và chỉ số Dow đã giảm thấp nhất trong ngày ở mức hơn 970 điểm, theo CNN Business.
Thị trường chỉ hồi phục nhẹ trước khi tiếng chuông đóng cửa vào cuối ngày vang lên, nhưng đây vẫn là một phiên giao dịch tồi tệ: chỉ số Dow Jones giảm 1,8%, tương đương 614 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 1,7%, trong khi Nasdaq Composite giảm 2,2%.
Chuyên gia đầu tư tại Wall Street "nhức đầu" trong một ngày khi thị trường Dow Jones xuống dốc. (Hình minh hoạ: BRYAN R. SMITH/AFP via Getty Images)
Sự sụt giảm của Dow Jones và thị trường chứng khoán Mỹ nói chung giảm mạnh vào hôm thứ Hai do cuộc khủng hoảng nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande của TQ gây ra sự bất an lớn và lo lắng cho các giới đầu tư Mỹ.
Cổ phiếu của các ngân hàng và công ty năng lượng bị sụt giá mạnh, điển hình là hai ngân hàng Goldman Sachs và JPMorgan nằm trong số các cổ phiếu hoạt động kém nhất của thị trường Dow Jones.
Toà Bạch Ốc cho biết đang theo dõi tình hình thị trường chặt chẽ nhưng nhấn mạnh rằng hoạt động kinh doanh của Evergrande
"tập trung chủ yếu ở TQ".
Tập đoàn bất động sản
Evergrande đang phải vật lộn để xoay sở với núi nợ 300 tỷ USD đến thời điểm phải trả lãi đáo hạn cho những khoản vay nợ ngân hàng vào hôm nay thứ Hai 20/9, theo tạp chí
Bloomberg.
Evergrande cũng sẽ phải trả lãi cho hai trong số cổ phiếu trị giá hơn 100 triệu USD vào cuối tuần này, theo
Refinitiv.
Cổ phiếu của
Evergrande đã giảm hơn 10% tại Hồng Kông.
Tại sao các giới đầu tư toàn cầu lại lo lắng vì chuyện đang xảy ra ở Á Châu?
Mọi thứ đều được kết nối trong thế giới thị trường tài chính và số tiền khổng lồ mà các công ty TQ đã vay mượn từ lâu nay được xem là một mối đe dọa tiềm tàng đối với sự ổn định của thị trường tài chính thế giới.
Giờ đây, các nhà đầu tư lo ngại về các rủi ro mà các ngân hàng có thể hứng chịu vì sự sụp đổ của tập đoàn
Evergrande.
Cuộc khủng hoảng này xảy ra vào dịp kỷ niệm mười ba năm sự sụp đổ của ngân hàng
Lehman Brothers bắt đầu cho cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới hồi năm 2008.
Ông Ryan Detrick, chiến lược gia thị trường của tập đoàn đầu tư
LPL Financial, tin rằng cuộc khủng hoảng của Evergrande khó trở thành một sự kiện khủng hoảng có tính hệ thống giống như vụ
Lehman Brothers trước đây.
Đầu tiên, tập đoàn
Evergrande có nhiều tài sản vật chất có thể được bán để giúp thanh toán các khoản nợ của mình, cố vấn đầu Detrick nhận xét.
Ngoài ra, ông Detrick cũng mong đợi một cuộc tái cấu trúc, chứ không phải là một vụ vỡ nợ với lý do chính phủ TQ sẽ can thiệp vì nếu để cho
Evergrande bị sụp đổ, sẽ có ảnh hưởng mạnh đến hệ thống ngân hàng nước này vốn do chính phủ kiểm soát.