Việc Phi Nhung, Đức Long, Chí Tài... bị người lạ mạo danh chuyện gặp nạn rồi kêu gọi từ thiện khiến khán giả bức xúc.
Một người dùng mạng tên N.C hôm 10/9 tiết lộ bệnh t́nh của Phi Nhung trở nặng và kêu gọi quyên góp tiền để nữ ca sĩ điều trị Covid-19. Người này bày tỏ sự thương xót v́ lúc khỏe Phi Nhung không quản khó nhọc, làm từ thiện khắp nơi nhưng lúc nữ ca sĩ gặp nạn, không ai đứng lên kêu gọi trợ giúp.
Do đó, N.C hy vọng khán giả nâng cao tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ Phi Nhung. Người này chia sẻ một số h́nh ảnh được cho là tin nhắn trao đổi giữa ḿnh với quản lư Phi Nhung và ảnh tṛ chuyện với tài khoản fanpage có dấu tích xanh của nữ ca sĩ.
Người này đưa ra hai số tài khoản để nhận quyên góp, trong đó có tài khoản của chính ḿnh, và hứa sẽ công khai minh bạch số tiền kêu gọi quyên góp được.
Phi Nhung.
Tuy nhiên trao đổi với chúng tôi, người thân của Phi Nhung khẳng định không có chuyện kêu gọi quyên góp ủng hộ nữ ca sĩ trong quá tŕnh điều trị Covid-19. Người này cho rằng có kẻ gian đă lợi dụng tài khoản Facebook của cô gái tên N.C để đăng thông tin kêu gọi quyên góp tiền.
Kẻ lừa đảo đă làm giả h́nh ảnh chuyển tiền mọi người ủng hộ vào tài khoản của quản lư Phi Nhung. Người này cho biết từ ngày Phi Nhung nhập viện, quản lư và con gái cô đều không muốn chia sẻ về bệnh t́nh của giọng ca 49 tuổi.
Họ chỉ mong khán giả cùng cầu chúc sức khỏe để Phi Nhung sớm vượt qua bệnh tật.
Ngoài Phi Nhung, nhiều nghệ sĩ Việt khi gặp nạn cũng bị lợi dụng để trục lợi. Thời điểm nghệ sĩ Chí Tài qua đời hồi tháng 12 năm ngoái, Việt Hương phải livestream trên trang cá nhân, thông báo việc Phương Loan - vợ cố nghệ sĩ - bị mạo danh để lừa đảo.
Theo lời Việt Hương, cựu người mẫu Ngọc Quyên nhận được tin nhắn từ tài khoản lấy tên Phương Loan có nội dung vay 5.000 USD chuyển về Việt Nam, lo hậu sự cho Chí Tài.
Nhận được tin nhắn, Ngọc Quyên lập tức gọi điện cho ca sĩ Phương Loan để xác minh th́ biết được một người bạn khác của Phương Loan cũng gặp trường hợp tương tự. Phương Loan xác nhận không hề gửi tin nhắn nào như vậy.
Biết ḿnh bị giả mạo để lừa tiền, Phương Loan tức tốc gọi cho Việt Hương, nhờ đàn em đính chính với khán giả. Việt Hương khẳng định toàn bộ chi phí lo đám tang ở Việt Nam đă được cô lo hết.
Tin nhắn "cho Loan mượn 5.000 USD" là tin giả. "Tôi thấy đó là điều vô cùng thất đức. Mọi sự rời khỏi Việt Nam xong rồi, ở Mỹ cũng lo hết rồi. Đừng ai có ư đồ lừa gạt ǵ ở đây!", Việt Hương nói.
Hồi tháng 5, khi NTK Nhật Dũng qua đời, lợi dụng tang gia bối rối, kẻ gian đă lập tài khoản Facebook mạo danh. Người này tự nhận là anh trai ruột của Nhật Dũng, thậm chí để lại số tài khoản ngân hàng để kêu gọi bạn bè, đồng nghiệp, khán giả yêu thương cố nghệ sĩ ủng hộ và gửi tiền phúng điếu.
Đại diện của cố nghệ sĩ khẳng định Nhật Dũng không có anh trai. Anh tên thật là Vơ Nhật, không phải "Nguyễn Nhật Dũng" như kẻ gian thông tin. Người này tự nhận là người nhà nhưng lại viết sai giờ mất của Nhật Dũng.
Ca sĩ Phương Anh - bạn thân của Nhật Dũng - bày tỏ sự phẫn nộ trước hành vi lừa đảo trắng trợn của kẻ gian.
"Tại sao lại có những con người dă man vậy, người mất rồi cũng không yên, mang danh người nhà để đi lừa tiền. Hăy cùng nhau chia sẻ để chặn ngay những thành phần lừa đảo này", cô nói.
Hay tin người mẫu Đức Long qua đời hồi tháng 7, một khán giả tự nhận là người thân của anh đứng ra kêu gọi hỗ trợ.
Cao Thái Hà - bạn thân của Đức Long - sau đó phải lên tiếng đính chính: "Tôi và gia đ́nh Long không kêu gọi quyên góp ǵ cho Long. Gia đ́nh Long cũng không quá khó khăn, cuộc sống ổn định. Mọi thông tin khác đều là sai lệch".
Trước đó nữa, cố nghệ sĩ Lê B́nh và diễn viên Mai Phương cũng từng bị những tài khoản giả mạo, kêu gọi giúp đỡ họ điều trị ung thư.
Xử lư thế nào?
Trao đổi với chúng tôi, luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP HCM - cho biết hành vi mạo danh người khác, lợi dụng nghệ sĩ bị bệnh hoặc qua đời để trục lợi với những thông tin giả dối nhằm mục đích lừa đảo đă đủ yếu tố cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi phản cảm, đáng bị lên án.
Luật sư Tuấn cho rằng nếu cá nhân kêu gọi quyên góp cho người khác trong hoàn cảnh người đó bị bệnh hoặc qua đời, cần có sự đồng ư, ủy quyền từ thân nhân của họ.
Trong trường hợp mạo danh, kêu gọi tiền quyên góp để trục lợi lừa đảo, chiếm đoạn tài sản, Cục An ninh mạng cũng có thể chủ động điều tra mà không cần đơn tố giác.
Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật h́nh sự 2015 như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, th́ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
a) Đă bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà c̣n vi phạm.
b) Đă bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà c̣n vi phạm.
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xă hội.
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đ́nh họ.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, th́ bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.
a) Có tổ chức.
b) Có tính chất chuyên nghiệp.
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
d) Tái phạm nguy hiểm
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức.
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, th́ bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, th́ bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, t́nh trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội c̣n có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.