Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Brazil đăng trên tạp chí Journal of Dental Research. Các biểu hiện như giảm, mất hoặc thay đổi vị giác. Cảm giác khô miệng, loét miệng là phổ biến ở người mắc COVID-19.
Phân tích tổng quan 180 nghiên cứu đă được công bố cho thấy, khoảng 4 trong số 10 bệnh nhân COVID-19 bị suy giảm vị giác hoặc mất vị giác hoàn toàn. T́nh trạng khô miệng thậm chí c̣n ảnh hưởng nhiều hơn, tác động đến 43% bệnh nhân.
Các bất thường sức khỏe răng miệng xuất hiện ở khoảng 65.000 bệnh nhân COVID-19 trên khắp thế giới. Một số kết luận có thể dự đoán được và cũng có một số kết quả đáng ngạc nhiên.
Những biến chứng răng miệng dường như phổ biến hơn ở những bệnh nhân COVID-19 ở châu Âu, chiếm khoảng 1/2 tổng số bệnh nhân. Trong khi đó, 1/3 số bệnh nhân COVID-19 người Mỹ và 1/4 số bệnh nhân người Mỹ gốc Latinh cũng cho biết bị t́nh trạng tổn thương răng miệng.
“Bệnh nhân Covid-19 cần duy tŕ thói quen đảm bảo sức khỏe răng miệng lành mạnh trong thời gian điều trị”, Tiến sĩ Edmond Hewlett, phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, người đă xem xét các phát hiện trên, cho biết.
"Khô miệng làm tăng đáng kể nguy cơ sâu răng. Đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần, hạn chế ăn vặt, tránh thực phẩm có đường là những cách tốt nhất để duy tŕ sức khỏe răng miệng", Tiến sĩ Edmond Hewlett thông tin thêm.
Hiện nay, hầu hết mọi người đều biết mất khứu giác và vị giác là những triệu chứng chính khi bị nhiễm COVID-19. Nghiên cứu của các nhà khoa học do Đại học Brasilia dẫn đầu đă xác định cụ thể hơn.
Theo đó, những người bị COVID-19 có thể bị giảm vị giác; biến đổi vị giác khiến mọi thứ đều có vị ngọt, chua, đắng hoặc tanh; mất toàn bộ vị giác. Một số bệnh nhân có các tổn thương ở lưỡi, dọc theo lợi và hai bên miệng.
Tiến sĩ Hewlett cho hay, những biến chứng trên không xảy ra với tất cả bệnh nhân. Các triệu chứng răng miệng của người mắc Covid-19 cũng có thể kéo dài sau khi đă khỏi bệnh.
Theo các nhà khoa học, các vấn đề sức khỏe răng miệng có thể đă phát sinh trước khi xảy ra đại dịch v́ nhiều bệnh nhân đă bỏ việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Do vậy, ngay cả những người không bị ảnh hưởng bởi COVID-19 cũng nên lưu ư rằng duy tŕ sức khỏe răng miệng tốt sẽ góp phần đảm bảo cho sức khỏe tổng thể.
Bác sĩ nha khoa Shervin Molayem, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Miệng - Cơ thể ở Los Angeles (Mỹ) đồng ư với quan điểm trên: “Mọi người vẫn chưa đến pḥng khám nha khoa dù đă qua một năm. Họ đă bỏ thói quen chăm sóc răng miệng”.
Kết quả là sự gia tăng chảy máu nướu răng, bệnh nha chu và các tác hại của tật nghiến răng. Điều gây ra chứng nghiến răng vào ban đêm của nhiều người có thể do căng thẳng v́ đại dịch. “Điều đó đồng nghĩa stress liên quan đến Covid-19 có khả năng gây đau hàm, răng bị nứt và sứt mẻ”, bác sĩ Molayem nói.