Không loại trừ hàng ngh́n tên khủng bố sau khi được Taliban ân xá đă trà trộn vào ḍng người di tản sang Mỹ và châu Âu.
Ngày 26/8/2021, các phần tử khủng bố đă tiến hành hai vụ nổ liên hoàn tại sân bay quốc tế Hamid Karzai của Thủ đô Kabul, Afghanistan. Theo Bộ Y tế Afghanistan, hơn 200 người bị thiệt mạng, trong đó có 13 binh sỹ thuộc thuỷ quân lục chiến của Mỹ, 28 thành viên của phong trào Taliban và 2 nhà báo Afghanistan. Con số bị thương lên tới 1.338 người.
Đây là vụ tấn công khủng bố đầu tiên kể từ khi chính phủ của Tổng thống Ashraf Ghani sụp đổ và Taliban chiếm Thủ đô Kabul. Đây cũng là tổn thất lớn nhất của Mỹ về người kể từ vụ rơi trực thăng CH-47 năm 2011.
Nguồn gốc của IS-K
Một số người cho rằng, các phần tử Taliban đă tiến hành vụ khủng bố này. Tuy nhiên, thực tế đă chứng minh Taliban không đứng sau vụ tấn công. Taliban đă lên án mạnh mẽ cuộc tấn công và cho biết số người của Taliban thiệt mạng trong vụ này c̣n lớn hơn nhiếu so với thương vong của quân đội Mỹ. Mặt khác, Cơ quan t́nh báo Mỹ ((CIA), Tổng thống J. Biden đều tuyên bố khẳng định "Taliban không liên quan ǵ đến vụ khủng bố". Kẻ tiến hành vụ tấn công này chính là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan, hay c̣n gọi tắt là IS-K."
Bản thân IS-K cũng đă thừa nhận trách nhiệm ngay sau khi xảy ra vụ tấn công. Tuyên bố của IS-K nói: "Với sự giúp đỡ của thánh Allah, anh trai của người tử v́ đạo đă chọc thủng được hàng rào an ninh do quân thập tự chinh và những kẻ bội đạo dựng lên xung quanh sân bay Kabul, nơi tập trung một lượng lớn quân Mỹ, các phiên dịch viên và những tên gián điệp hợp tác với chúng, sau đó đă châm ng̣i chiếc thắt lưng gài thuốc nổ, giết chết hoặc làm bị thương khoảng 160 người, trong đó có hơn 20 quân nhân Mỹ".
Kẻ đánh bom liều chết thực hiện vụ tấn công được nêu tên là Abdul Rahman Logari, kẻ đă giúp tổ chức thực hiện các vụ tấn công khủng bố kể từ năm 2019.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K) là một chi nhánh của Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) được thành lập năm 2014 với mục tiêu là thành lập một Vương triều Hồi giáo "Caliphate" ở Iraq và Syria.
Năm 2015, một bộ phận của IS tách ra thành lập một chi nhánh ớ Afghanistan gọi là Tổ chức Nhà nước Hồi giáo Khorasan (IS-K). Khorasan là tên một khu vực lịch sử dưới thời Caliphate cổ đại bao gồm các phần lănh thô của Afghanistan, Iran, Pakistan và Turkmenistan.
Phần lớn các thành viên của IS-K là các chiến binh ly khai của Taliban, những người thề trung thành với thủ lĩnh quá cố của IS, Abu Bakr Al-Baghdadi. Đến nay, không có thông tin chính xác về quân số của IS-K. Theo đánh giá của Mỹ IS-K có khoảng 1.000 chiến binh, theo Liên hợp quốc 2.500-4000 và theo ước tính của Nga th́ con số này có thể lên tới 10.000 người. IS-K không phải là một tổ chức riêng biệt, mà là một nhóm bao gồm cả các thành viên của Tổ chức Al-Qaeda đến từ biên giới Afghanistan-Pakistan.
Kể từ khi thành lập, IS-K đă tiến hành nhiều vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Afghanistan và Pakistan, giết người dân thường tại các nhà thờ Hồi giáo, quảng trường công cộng và thậm chí cả bệnh viện. Tháng 5/2020, nhóm này đă tấn công vào khu sản phụ thuộc một bệnh viện ở Thủ đô Kabul, khiến 24 người bị thiệt mạng, bao gồm cả phụ nữ và trẻ sơ sinh.
Trong thời gian 2017-2018, IS-K đă thực hiện khoảng 100 vụ khủng bố nhằm vào dân thường và 250 vụ nhằm vào các lực lượng của Mỹ.
Thời gian đầu mới thành lập, IS-K có quan hệ với Taliban, nhưng mấy năm gần đây do có nhiều bất đồng, đặc biệt kể từ khi Taliban đàm phán với Mỹ năm 2018 tại Doha, IS-K cho rằng, Taliban đầu hàng Mỹ và cắt đứt quan hệ với phong trào này.
Taliban nắm quyền, Afghanistan có thành căn cứ cho khủng bố?
Mặc dù Taliban lên nắm quyền, t́nh h́nh Afghanistan vẫn hết sức phức tạp. Nhiều nước, trong đó có Mỹ, phương Tây, Nga, Trung Quốc...đều cho rằng, nguy cơ khủng bố ở Afghanistan vẫn c̣n rất cao. Các chiến binh IS và Al-Qaeda vẫn c̣n ẩn náu bên trong lănh thổ Afghanistan, trong khi Taliban vừa giành được chính quyền chưa thể kiểm soát được toàn bộ đất nước.
Sau khi thủ đô Kabul thất thủ vào tay Taliban, sân bay quốc tế Kabul trở thành nơi duy nhất rời khỏi đất nước. Điều này đă gây ra một sự xáo trộn lớn trên sân bay, bao gồm cả trên đường băng.
Lầu Năm Góc và người đứng đầu Bộ chỉ huy Trung tâm của Lực lượng Vũ trang Mỹ (CENTCOM), Kenneth M’ckenzie đă tuyên bố cảnh báo về các cuộc tấn công khủng bố ở Kabul sẽ tiếp tục, mục tiêu chính là sân bay Kabul, coi đây là một đ̣n tấn công chống lại Mỹ và Taliban.
Tổng thống J. Biden tuyên bố, 31/8/2021 là ngày cuối cùng cho cuộc sơ tán khỏi sân bay Kabul, bất chấp các đồng minh đề nghị kéo dài thêm thời hạn.
Ông nói: "lư do khẩn cấp là IS. Mỗi ngày chúng tôi ở lại là một ngày phải đổ máu. IS-K đang nhằm vào sân bay Kabul để tấn công người Mỹ và đồng minh, cũng như thường dân vô tội."
Bộ Ngoại giao Mỹ đă ra lệnh cho người Mỹ rời khỏi sân bay để tránh nguy cơ xảy ra một vụ tấn công khủng bố mới nhằm vào sân bay Kabul trong vài ngày tới.
Afghanistan từng là nơi trú ẩn của các tổ chức khủng bố. Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan thời kỳ Taliban cai trị 1996-2001 chỉ được ba nước công nhận là Pakistan, Ả Rập Saudi và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Trở lại cầm quyền, muốn được quốc tế công nhận, và điều đó chỉ có thể xảy ra khi Taliban thay đổi chính sách của ḿnh, trước hết là đối với các nhóm thánh chiến.
Không chỉ Mỹ và phương Tây lo ngại Afghanistan vẫn sẽ là nơi chứa chấp các tổ chức khủng bố, mà cả Nga, Trung Quốc, Iran, Ấn Độ và những nước láng giềng khác của Afghanistan là những nước đang phối hợp với nhau trong cuộc chiến chống khủng bố và đă từng có các mối liên lạc với phong trào Taliban. Taliban phải nhận ra điều này.
Mối quan hệ giữa Taliban với IS-K ở Afghanistan, hoàn toàn khác. Gần đây, Taliban đă tiến hành nhiều cuộc tấn công chống lại tổ chức này. Tháng 5/2020, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đă đưa ra một bản báo cáo nêu rơ "các lực lượng Taliban đă đóng một vai tṛ quan trọng trong việc đánh bại IS-K, một bộ phận của Tỏi chức Nhà nước Hồi giáo".
Khác với các nhóm thánh chiến như Al-Qaeda và IS, mục tiêu của phong trào Taliban là tập trung vào việc mở rộng và củng cố quyền lực ở Afghanistan, trong khi các tổ chức Al-Qaeda và IS hoạt động ở cấp độ quốc tế, vượt ra ngoài biên giới, lănh thổ. Sự khác biệt này là một trong những nguyên nhân gây ra mâu thuẫn trong quan hệ giữa Taliban với các nhóm này.
Trong Hiệp đ́nh hoà b́nh kư với Mỹ tháng 2/2021, Taliban cam kết không cho phép các tổ chức khủng bố sử dụng lănh thổ của ḿnh làm căn cứ cho các hoạt động chống lại nước thứ ba. Sau khi lên nắm quyền ngày 15/8/2021, Taliban đă khẳng định lại cam kết này và đang tham vấn với các nhà hoạt động chính trị, xă hội để thành lập một chính phủ hoà hợp dân tộc.
Cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan c̣n hết sức khó khăn
Mặc dù Taliban cam kết sẽ không chưa chấp các tổ chức khủng bố, nhưng việc thực hiện nhiệm vụ này không dễ dàng v́ IS và Al-Qaeda vẫn nằm vùng bên trong lănh thổ Afghanistan. Một ḿnh Taliban không đủ khả năng để ngăn cản và tiêu diệt các tỏi chức này. Vụ đánh bom liều chết tại sân bay Kabul ngày 26/8 vừa qua đă chứng tỏ điều đó.
Hiện nay, sân bay Kabul vẫn đang phải hứng chịu nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa từ đâu không xác định được.
Hai mươi năm qua, với hơn 150.000 quân được trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất, Mỹ và NATO không những đă không tiêu diệt được khủng bố ở Afghanistan mà các tổ chức khủng bố ở đây c̣n tăng lên đến con số 20.
Năm 2011, Mỹ đă tấn công giết chết thủ lĩnh Bin Laden của Al-Qaeda, năm 2017, Mỹ đă ném quả bom GBU-43/B có sức công phá khủng khiếp mệnh danh là "Mẹ của các loại bom" xuống Tora Bora thuộc quận Achin miền Đông Afghanistan, hang ổ của IS-K, nhưng các nhóm khủng bố này đă phục hồi nhanh chóng và mở rộng hoạt động của ḿnh.
Nay quân Mỹ và NATO rút đi, CIA và Đại sứ quán đóng cửa văn pḥng của ḿnh th́ cuộc chiến chống khủng bố càng trở nên khó khăn hơn nếu không muốn nói là bất khả thi.
Việc Taliban tổng ân xá cho tất cả các tù nhân, trong đó có rất nhiều các phần tử khủng bố bị giam giữ trong nhà tù Bagram của Mỹ là một việc làm lợi bất cập hại. Không loại trừ hàng ngh́n tên khủng bố sau khi được phóng thích đă trà trộn vào ḍng người di tản sang Mỹ và châu Âu. Chính quyền Mỹ và châu Âu rất lo ngại những phần tử này sắp tới sẽ tiến hành các vụ khủng bố nhằm vào nước Mỹ và phương Tây.
Cuộc chiến chống khủng bố sắp tới sẽ hết sức khó khăn. Cuộc chiến này đ̣i hỏi phải có sự hợp tác chặt chẽ của các nước trong cộng đồng quốc tế. Về vấn đề này, cựu tư lệnh các lực lượng vũ trang Vương quốc Anh, Richard Barrons nói: "Anh và Mỹ phải thiết lập sự hợp tác với các đại diện của phong trào Taliban để đối đầu với các tổ chức khủng bố tại Afghanstan." Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken cũng cho biết Mỹ đang đánh giá khả năng hợp tác giữa Washington và Taliban.
VietBF @ Sưu tầm