Anh mở cửa, người dân thả sức ra ngoài trời nhưng giờ đây mỗi ngày, nước Anh có thêm 30.000 ca mắc Covid-19. Song người dân không hề do dự v́ họ coi đây là “cái giá của sự tự do”.
Ngày 22/8, gần 60.000 người hâm mộ chen chúc nhau trên khán đài của sân vận động Emirates tại thủ đô London, Anh. Họ vui vẻ thưởng thức trận đấu bóng đá giữa Chelsea và Arsenal.
Ở khu West End, vở nhạc kịch Cindrella cuối cùng cũng ra mắt công chúng sau nhiều lần bị hoăn v́ dịch bệnh. Tại các ga tàu điện ngầm, một nửa số hành khách không đeo khẩu trang bất chấp quy định pḥng dịch bắt buộc.
Những điều này đang xảy ra khi nước Anh ghi nhận hơn 30.000 ca mắc Covid-19 mới mỗi ngày, theo New York Times.
Trạng thái b́nh thường nhưng nghiệt ngă
Đại dịch ở Anh đang trải qua một giai đoạn mới và vô cùng kỳ lạ: Người dân quay lại cuộc sống b́nh thường dù virus corona vẫn c̣n đó. Giới chuyên gia nhận định Anh là quốc gia tiên phong khi có quan điểm tương đối “thoáng” về đại dịch.
Giáo sư về dịch tễ học Tim Spector từ Đại học King's College London b́nh luận: “Chúng tôi dường như không quan tâm đến việc nước Anh có tỷ lệ lây nhiễm cao. Bây giờ, chúng tôi chỉ biết chấp nhận, coi đây là cái giá của sự tự do”.

Người dân Anh tham dự một lễ hội âm nhạc. Ảnh: New York Times.
Hồi tháng trước, Anh đă gỡ bỏ hầu hết biện pháp pḥng chống dịch bệnh và dự đoán tỷ lệ lây nhiễm sẽ tăng cao. Quyết định này phản ánh tâm lư mệt mỏi của chính phủ và người dân, sau 17 tháng phong tỏa ngột ngạt.
“Có cảm giác chúng tôi được hít thở trở lại, được nỗ lực để quay về quá khứ”, bà Devi Sridhar, người đứng đầu chương tŕnh y tế công tại Đại học Edinburgh, nói. “Thật sự khó khi yêu cầu người dân giăn cách trong thời gian dài, nhất là khi ta không có phương án giải quyết”.
Anh có gần 80% dân số đă tiêm pḥng đầy đủ, song virus corona vẫn lây lan rộng khắp. Theo giáo sư Sridhar, đây là câu trả lời cho câu hỏi: “Liệu chúng ta có thể kiểm soát Covid-19 một cách bền vững hay không?”.
Bà Sridhar nhận định Anh c̣n nhiều thách thức quan trọng, như mở cửa các trường học vào tuần tới. Quyết định này sẽ khiến số ca bệnh mới tăng cao, nhất là khi Anh không tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên.
Cùng lúc này, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện và tử vong cũng tăng. Tuần trước, tỷ lệ ca nhập viện ở Anh tăng 7,7% trong khi tỷ lệ ca tử vong tăng 9,9% so với 7 ngày trước đó.
Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) không c̣n khả năng đối phó với một làn sóng dịch bệnh mới, do các bệnh nhân cũ vẫn c̣n tồn đọng. Chuyên gia gây mê Susan Jain tại Bệnh viện Đại học Homerton cho biết: “Số ca mắc mới tăng cao làm chúng tôi chịu nhiều áp lực”.
Song chính phủ Anh coi chiến dịch tiêm chủng là một niềm tự hào. Ông Nadhim Zahawi, thứ trưởng chuyên trách việc triển khai vaccine, viết trên Twitter rằng số ca tử vong vào tháng 12 năm ngoái “cao gấp 5 lần hiện tại”, từ đó cho thấy hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19.
Giới phê b́nh cho rằng con số 100 bệnh nhân tử vong mỗi ngày không nên là điều đáng tự hào. Họ cũng nhận định Anh dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng đồng nghĩa với việc các biện pháp pḥng dịch khác mất hiệu lực.
Giáo sư Gabriel Scally từ Đại học Bristol, kiêm cựu giám đốc cơ quan y tế công của London, cho biết: “Đây là trạng thái b́nh thường mới vô cùng nghiệt ngă”.
Chưa có lối thoát
Ủy ban Tiêm chủng của Anh sẽ sớm khuyến nghị người dân tiêm thêm mũi vaccine bổ sung. Ở giai đoạn đầu, hoạt động này nhắm vào những người có hệ miễn dịch suy giảm. Theo giáo sư Gabriel Scally, Anh dẫn đầu cuộc đua tiêm chủng nên sẽ trải qua sự suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, Anh vẫn c̣n hàng triệu trẻ em và thanh thiếu niên chưa được tiêm vaccine. Chính phủ đang thay đổi chính sách, song vẫn chưa rơ Anh có tiêm chủng quy mô lớn cho những người từ 12 đến 15 tuổi hay không.

Người hâm mộ chen chúc nhau trên khán đài của sân vận động Emirates tại thủ đô London. Ảnh: New York Times.
Việc tuân thủ các biện pháp pḥng chống dịch ở Anh đang là vấn đề lớn. Ông Philip Crossley, một cư dân của thành phố Bradford, nói: “Tôi đeo khẩu trang ở nơi công cộng nhưng nhiều người không làm vậy”.
Theo dữ liệu khảo sát chính thức, khoảng 9 trong số 10 người Anh cho biết họ đeo khẩu trang khi ra ngoài trong 7 ngày qua. Nhưng thực tế, người dân đi phương tiện công cộng không hề làm như vậy, bất chấp quy định bắt buộc.
Bên ngoài văn pḥng thủ tướng, người biểu t́nh chống phong tỏa Simon Parry cho biết ông chưa bao giờ đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và không bị nhắc nhở về điều này.
Các nhà phê b́nh đổ lỗi cho chính phủ, chỉ ra các thành viên thuộc Đảng Bảo thủ đă không đeo khẩu trang khi tham gia họp quốc hội. Trước đó, chính phủ từng yêu cầu người dân nên đeo khẩu trang khi ở trong không gian kín.
Với những người phản đối Anh phong tỏa, việc trở lại trạng thái b́nh thường là điều đáng hoan nghênh. Song nhiều người khác cho rằng sự tự do có thể khiến dịch bệnh dễ bùng phát trở lại.
Cựu thẩm phán Jonathan Sumption của Ṭa án Tối cao Anh từng thẳng thắn phê b́nh các lệnh phong tỏa. Ông Sumption nói: “Nếu dịch bệnh lại bùng phát, chúng ta sẽ nhận thấy ngay cả vaccine cũng không hiệu quả. Khi ấy, lối thoát là ǵ?”.
Đến nay, Anh có tổng cộng 6,6 triệu ca mắc và 132.243 ca tử vong v́ Covid-19, theo Worldometers.
VietBF@sưu tập