Theo như bối cảnh đă khác so với hơn bốn chục năm trước. Giờ đây, thông tin trên báo chí nhà nước chỉ là một phần bức tranh. Cùng lúc, người dân cũng có tiếng nói riêng, nhiều khi rất khác. Từ sáng nay, 23/8, quân đội tham gia quản lư TP HCM. Đây là lần thứ hai sau 1975, quân đội được giao nhiệm vụ này.
Bộ đội Việt Nam, ảnh minh họa
H́nh ảnh bộ đội Việt Nam bồng súng, kiểm soát TP HCM xuất hiện dày đặc trên truyền thông nhà nước và mạng xă hội.
Bộ đội Việt Nam được truyền thông trong nước loan tin là tham gia chống Covid-19, sau hơn hai tháng giăn cách xă hội được cho là không đạt kết quả mong đợi.
Bối cảnh đă khác so với hơn bốn chục năm trước. Giờ đây, thông tin trên báo chí nhà nước chỉ là một phần bức tranh. Cùng lúc, người dân cũng có tiếng nói riêng, nhiều khi rất khác.
Một ca cấp cứu bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện dă chiến số 6 TPHCM
Báo chí trong nước đưa tin
Dường như trước các quyết định quan trọng, truyền thông trong nước thường có động tác "tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu".
Ngày 23/8, ông Lê Hải B́nh, người vừa nhận quyết định bổ nhiệm làm phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương, đă được điều trực tiếp vào TP.HCM để cùng Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ và các địa phương phía Nam triển khai công tác chỉ đạo và thông tin, tuyên truyền pḥng, chống dịch COVID-19.
Trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa mô tả thời gian gần đây đội ngũ cán bộ lănh đạo ban này có sự thiếu hụt tương đối lớn và có những công việc mới, phức tạp, nhạy cảm.
Trang tin Bộ Quốc Pḥng nhận định 30 ngày tới là một "trận đánh quyết định". Tin cho hay ngày 17/8, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đă làm việc với lănh đạo Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh B́nh Dương, Đồng Nai, Long An, bàn về việc triển khai các biện pháp cấp bách nhằm ngăn chặn, đẩy lùi dịch COVID-19.
Theo đó, không khí khá giống với chiến trận, rất nhiều tướng tham gia. Trung tướng Trần Hoài Trung, Chính ủy Quân khu 7, Thiếu tướng Nguyễn Trường Thắng, Tư lệnh Quân khu 7, Thiếu tướng Đặng Văn Hùng, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Quân khu 7, Thiếu tướng Du Trường Giang, Phó Tư lệnh Quân khu 7.
Báo Chính phủ chạy hàng tựa: "Trận đánh quyết định" rồi viết: "Người dân TPHCM cần ủng hộ và nghiêm túc thực hiện đúng các nội dung của Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong 15 ngày sắp tới. Đây là thời điểm quan trọng cho trận chiến và chỉ có đoàn kết chúng ta mới có thể chiến thắng."
Tờ Pháp Luật với bài: "Lực lượng quân đội cùng tham gia túc trực các chốt kiểm soát dịch." Báo này cũng viết: "Lực lượng quân đội được trang bị vũ khí đă chính thức ra đường tham gia nhiệm vụ kiểm soát trên địa bàn TP.HCM. Ghi nhận tại các chốt, lực lượng quân đội tăng cường phối hợp với các đơn vị địa phương túc trực, chốt chặn, kiểm soát tất cả người qua lại."
Một trong những thông điệp quan trọng báo chí nhà nước nêu là giải thích về nhiệm vụ của bộ đội.
Tờ Lao Động viết: "Các lực lượng sẽ tỏa ra khắp các quận huyện trên địa bàn TP HCM, tham gia các hoạt động của địa phương như tuyên truyền, tuần tra canh gác, vận chuyển lương thực thực phẩm, đem các túi an sinh đến các hộ khó khăn."
Báo Tiền Phong đưa tin: "Bộ trưởng Quốc pḥng Phan Văn Giang cho biết quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng và theo yêu cầu của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh, trong đó có lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân..."
Vẫn theo báo này: "Bộ Quốc pḥng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu "muôn h́nh vạn trạng" trong thực tiễn."
Trong pḥng cách ly Bệnh viện Chợ Rẫy
Người dân nói ǵ trên mạng?
Nhiều ư kiến thắc mắc tại sao bộ đội đi chống dịch mà cần xe bọc thép, súng ống... Nguyên Tống viết: "Mặc áo chống đạn là để chống dịch hay chống giặc nhỉ?"
Nguyễn Minh Phương phụ họa: "Nh́n nó rất phản cảm. Chống giặc hay chống dân, đề nghị không nên và ko cần thiết phải mặc áo chống đạn để làm nhiệm vụ chống dịch."
Đăng Bảo Bùi đặt câu hỏi: "Sao biểu bộ đội đi phát lương thực thực phẩm cho dân mà mặc áo chống đạn, trang bị công cụ hỗ trợ đến tận răng thế này."
"Hẳn 312 pháo đài chống dịch cơ mà, anh Nguyên Tống, thực tế là chống giặc đấy chứ súng ống xe bọc thép bắn làm sao được Covid" là b́nh luậ của Hai Nguyen.
Văn Phúc Hà th́ cho rằng: "Giống đang chiến tranh quá...làm sao đánh lại covis...nó là kẽ thù vô h́nh mà không khéo phản tác dụng cho coi!"
Viết trên trang cá nhân, Luật sư Lê Công Định nghi ngờ: "Thời kỳ quân quản thứ hai?".
Danh khoản Hoàng Ngọc Quang viết: "Mang quân đội vào làm ǵ? Virut Tàu nó sợ chú bộ đội à? Cho dân tự do thông thương, yêu cầu 5K, bệnh nặng đi viện, nhẹ ở nhà, đàm phán mua vacxin uy tín."
Đinh Việt Trường giải thích vấn đề theo cách khác: "Đúng là chống dịch như chống giặc bằng xe tăng, thiết giáp, kẽm gai, súng ống thiết bị phá sóng. Bước 1: Giăng kẽm gai cho Covid té nhào. Bước 2: Dùng xe tăng cán bẹp chúng nó. Bước 3: Nếu con nào chạy thoát bắn nó. Bước 4: Tui không biết thiết bị phá sóng có tác dụng ǵ với Covid?"
Quân đội Việt Nam thường được ca ngợi là "bách chiến bách thắng" và việc đưa quân đội tham gia chống Covid-19 được một số nhà quan sát xem là lần "đặt cược" lớn của chính quyền.
Được biết, hôm qua 22/4, cả nước có thêm 11.346 ca nhiễm. TP HCM có thêm 4.193 ca. TP HCM sẽ áp dụng giăn cách thực hiện các biện pháp tăng cường pḥng, chống dịch từ ngày 23-8 đến 15-9.