Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nhấn mạnh mục đích đằng sau sự can thiệp của Mỹ vào Afghanistan là "ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê hương Mỹ" và "không bao giờ là tạo ra một nền dân chủ tập trung thống nhất" trong bài phát biểu vào tối thứ Hai 16/8, khi ông Joe Biden đă đưa ra một loạt khẳng định về chính sách của Mỹ ở Afghanistan và lư do đằng sau quyết định rút quân.

Tổng thống Biden
BBC News đă kiểm tra một số tuyên bố của ông, so sánh với những tuyên bố trước đó của ông về Afghanistan và t́nh h́nh thực tế.
'Nhiệm vụ của chúng tôi ở Afghanistan không bao giờ là xây dựng đất nước.'
Tổng thống Biden nhấn mạnh mục đích đằng sau sự can thiệp của Mỹ vào Afghanistan là "ngăn chặn một cuộc tấn công khủng bố vào quê hương Mỹ" và "không bao giờ là tạo ra một nền dân chủ tập trung thống nhất".
Điều này rơ ràng mâu thuẫn với những lập trường trước đây của ông về mục tiêu của Mỹ ở Afghanistan.
Khi bắt đầu cuộc xung đột vào năm 2001, ông Biden là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, ông đă vạch ra mục đích lâu dài của sự can thiệp quân sự của Mỹ, nói rằng: "Hy vọng của chúng tôi là sẽ thấy một chính phủ tương đối ổn định ở Afghanistan, một chính phủ ... cung cấp nền tảng cho việc tái thiết đất nước trong tương lai."
Và một lần nữa, vào năm 2003 - trong một trích dẫn khác, được trang web Politico chỉ ra - ông nói rằng "nếu không phải là xây dựng quốc gia th́ sẽ là sự hỗn loạn, tạo ra những lănh chúa khát máu, những kẻ buôn ma túy và những kẻ khủng bố".

Lực lượng Hoa Kỳ ở Afghanistan
'Tôi biết có những lo ngại về việc tại sao chúng tôi không bắt đầu sơ tán dân thường Afghanistan sớm hơn. Một phần của câu trả lời là một số người Afghanistan không muốn rời đi sớm hơn, vẫn c̣n hy vọng vào đất nước của họ.'
Việc chuyển giao quyền lực nhanh chóng cho Taliban khiến nhiều người Afghanistan bất ngờ, không cho họ đủ thời gian để thực hiện kế hoạch rời khỏi đất nước.
Tuy nhiên, rất nhiều người trước đó mong có chương tŕnh thị thực Hoa Kỳ cho những người đang đối mặt với nguy hiểm ở Afghanistan và kế hoạch này đă bị cản trở bởi sự chậm trễ.
Ước tính có khoảng 18.000 ứng viên bị kẹt trong hồ sơ tồn đọng, ảnh hưởng đến hàng ngh́n người thân của họ.
Khoảng một nửa đă nộp các đơn xin hoàn chỉnh cho trưởng phái bộ Hoa Kỳ tại Afghanistan và số c̣n lại vẫn chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ.
Ủy ban Cứu hộ Quốc tế cho biết: "Việc tồn đọng trong hệ thống có nghĩa là một người nộp đơn Afghanistan sẽ mất từ hai đến ba năm hoặc hơn để có thể tới Mỹ."
Trong bài phát biểu của ḿnh, ông Biden lưu ư 2.000 người Afghanistan và gia đ́nh của họ đủ điều kiện để được cấp thị thực nhập cư đặc biệt cho đến nay đă đến Mỹ, và c̣n nhiều người khác sẽ đến.
Để đối phó với cuộc khủng hoảng, Quốc hội đă thông qua dự luật tăng số lượng thị thực lên 8.000, và một kế hoạch định cư người tị nạn đă được mở rộng.

Lực lượng Hoa Kỳ với phiên dịch Afghanistan
'Các nhà lănh đạo chính trị của Afghanistan đă bỏ cuộc và bỏ chạy khỏi đất nước.'
Tổng thống Ashraf Ghani đă bỏ chạy cùng với các phụ tá của ḿnh, trước khi Taliban tiến vào Kabul, mặc dù đă nhiều lần tuyên bố sẽ ở lại.
Nhưng vẫn c̣n các nhà lănh đạo chính trị khác ở lại.
Cựu Tổng thống Hamid Karzai, người phục vụ từ năm 2001 đến năm 2014, xuất hiện trong một đoạn video với các con gái của ḿnh, trong đó ông nói rằng ông đang ở Kabul và kêu gọi lực lượng chính phủ và Taliban bảo vệ dân thường.
Ông Karzai cho biết tất cả các nhà lănh đạo chính trị trong nước sẽ làm việc để giải quyết các vấn đề một cách ḥa b́nh và yêu cầu mọi người kiên nhẫn.
Phó Tổng thống đầu tiên của Afghanistan, Amrullah Saleh, hiện cũng đang ở trong nước, cùng với các nhà lănh đạo khác như Ahmad Massoud, con trai của nhà lănh đạo quân sự chống Liên Xô Ahmad Shah Massoud.
Và Yalda Hakim của BBC News đă tiết lộ các nhà lănh đạo chính trị hiện đang có mặt ở Afghanistan đang thành lập một liên minh chống Taliban.