Bị Nga và Trung Quốc vượt mặt trong cuộc đua tên lửa siêu vượt âm, Mỹ đã phát triển loại vũ khi cực mạnh với cách thức triển khai vô cùng đặc biệt giúp nó không thể bị đánh chặn.
Trong lúc Nga đã thử nghiệm thành công bộ 3 tên lửa siêu vượt âm là Avangard, Kinzhal, Zircon và đưa những tên lửa này vào trang bị thì quân đội Mỹ lại tiếp tục thất bại với dự án AGM-183A. Một đối thủ tiềm tàng của Mỹ là Trung Quốc hiện cũng đã biên chế DF-17, một tên lửa siêu vượt âm.
"Chúng tôi là số ba trong cuộc đua này. Chúng tôi phải bắt kịp ", Robert Strider, Phó Văn phòng Dự án Siêu thanh Quân đội, nói với một khán giả tại Hội nghị Phòng thủ Tên lửa và Không gian ở Huntsville, Alabama, đề cập đến sự tiến bộ nhanh chóng của Nga và Trung Quốc với tên lửa siêu vượt âm.
Sự thật này được các nhà lãnh đạo Lầu Năm Góc biết đến và trở thành một đề tài nóng bỏng, có thể là nguồn cảm hứng chính cho việc phát triển một loại vũ khí mới của quân đội Mỹ có tên "Đại bàng đen tối". Còn được gọi là Vũ khí siêu vượt âm tầm xa (LRHW), tên lửa mới sẽ sẵn sàng tham chiến vào năm 2023.
Vào thời điểm này, Strider giải thích, hệ thống LRHW sẽ có thể được chuyên chở bằng máy bay chở hàng C-17 của Lực lượng Không quân đến một địa điểm tiền phương thù địch, được thiết lập để phóng và tiêu diệt mục tiêu của kẻ thù ở tốc độ siêu vượt âm trước khi trở về căn cứ địa.
Những cuộc thử nghiệm khả năng chiến đấu độc lập của các tên lửa siêu vượt âm, dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2023, trước một loạt chiến dịch mà Strider gọi là Chiến dịch bay chung liên quan đến các cuộc thử nghiệm, đánh giá và cải tiến công nghệ của vũ khí.
Cuộc thử nghiệm bao gồm kế hoạch triển khai một tổ hợp tên lửa gồm bốn bệ phóng và một trung tâm chỉ huy. Điều thú vị là LRHW là một vũ khí chung của Lục quân - Hải quân sử dụng đạn đầu đạn chung cho các cuộc tấn công trên bộ và trên biển. Mỗi bệ phóng chứa hai tên lửa siêu vượt âm và có tổng cộng tám tên lửa LRHW trong một khẩu đội.

Hệ thống tên lửa siêu vượt âm LRHW. Ảnh: Lockheed Martin.
Điểm đặc biệt của LRHW là tên lửa sẽ có hình trụ tròn, giống như các loại tên lửa đạn đạo thông thường chứ không có các "cánh" như tên lửa siêu vượt âm truyền thống.
"Tên lửa hình trụ tròn của chúng tôi có đường kính 34 inch (86cm) phổ biến trong Lục quân và Hải quân. Chúng tôi sẽ bắn chính xác thứ mà Hải quân bắn ra khỏi tàu ngầm hoặc tàu chiến, "Strider nói thêm.
Quá gần, quá nhanh để có thể đánh chặn
Nhờ khả năng có thể vận chuyển bằng máy bay C-17 của Không quân Mỹ, LRHW được thiết kế như một vũ khí di động, có thể tấn công mục tiêu từ nhiều vị trí thay đổi nhằm tối đa hóa tính bất ngờ và tốc độ tấn công.
Chuyến bay thử vận chuyển LRHW bằng C-17 đầu tiên dự kiến diễn ra trong Chiến dịch bay chung 2 (Joint Flight Campaign 2) vào năm 2022.
Một vũ khí siêu vượt âm di động có thể triển khai tại bất cứ đâu sẽ là một bài toán mới khó khăn đối với kẻ địch. Nếu một khẩu đội có thể bắn tám LRHW đến một vị trí quan trọng của đối phương, với khả năng nhanh chóng nạp đạn tên lửa mới và phóng từ các bệ phóng di động liên tục thay đổi vị trí sẽ khiến hệ thống phòng thủ bị bất ngờ.
LRHW có thể tiêu diệt sinh lực, sở chỉ huy, điều khiển hệ thống phòng không và thậm chí cả các tàu chiến. Một vũ khí siêu vượt âm với tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh, được máy bay chở đến gần, chúng có thể tiêu diệt các mục tiêu có giá trị cao nhanh hơn nhiều và khiến chúng trở nên cực kỳ khó khăn nếu không muốn nói là không thể ngăn chặn.
Có lẽ trên hết, nhờ tốc độ siêu vượt âm và có thể dễ dàng vận chuyển các bệ phóng dễ sống sót hơn nhiều trước và sau khi khai hỏa. Kẻ thù có thể không có khả năng biết, tìm hoặc theo dõi bất kỳ điểm phóng nhất định nào mà LRHW có thể xuất hiện.
VietBF @ Sưu tầm