Hàng chục câu hỏi của bệnh nhân ung thư gửi đến chúng tôi, hỏi chuyên gia họ là bệnh nhân ung thư có được/có nên tiêm vắc xin pḥng Covid-19 hay không?
Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp... gửi câu hỏi đến báo Dân trí, mong được tư vấn xem có thể tiêm pḥng vắc xin Covid-19 hay không.
Dưới đây là một số câu hỏi của độc giả:
- Tôi năm nay 50 tuổi, đang điều trị ung thư tuyến giáp. Tôi đă cắt toàn bộ tuyến giáp và điều trị Iot phóng xạ đến nay được 6 tháng. T́nh trạng sức khỏe hiện tại ổn định. Tôi xin hỏi bác sĩ trường hợp của tôi có tiêm vắc xin được không. Nếu tiêm th́ cần lưu ư với những loại vắc xin nào?
- Tôi bị ung thư tuyến giáp và bị cắt toàn bộ từ năm 2013, hiện nay hàng năm vẫn tái khám tại bệnh viện. Tôi bị thêm bệnh sỏi và Polyp mật, bệnh máu nhiễm nữa. Hỏi tôi có đủ sức khỏe để tiêm vắc xin không ạ?
- Tôi bị ung thư vú đă điều trị khỏi được 3 năm, hiện tại đang uống thuốc nội tiết mỗi ngày và đi khám định kỳ 4 tháng/1 lần. Vậy xin hỏi bác sĩ tôi có thể tiêm vắc xin Covid-19 này không? Xin cảm ơn bác sĩ.
- Con gái tôi bị ung thư trung thất từ năm 9 tuổi, nay đă điều trị khỏi được 9 năm, hiện sức khỏe b́nh thường, con tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 hay không?
- Tôi bị ung thư dạ dày phát hiện giai đoạn sớm, chỉ nội soi hớt lớp niêm mạc tổn thương. Bệnh đă ổn định 2 năm nay, tôi có nên tiêm vắc xin Covid-19 hay không?...
PGS.TS Đào Xuân Cơ, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, Tổng Thư kư Hội Hồi sức cấp cứu và chống độc Việt Nam trả lời:
Những người mắc ung thư, đang điều trị ổn định, nên tiêm vắc xin Covid-19. Bởi đây là nhóm bệnh nhân dễ bị diễn biến nặng nhất khi Covid-19 tấn công. Khi mắc Covid-19, mang sẵn bệnh nền, bệnh dễ diễn biến nặng hơn, thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh.
Trong hướng dẫn tiêm pḥng vắc xin Covid-19 của Bộ Y tế cũng đă nêu rơ, những người có bệnh nền, bệnh măn tính thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm pḥng, nhưng hoàn toàn có thể tiêm pḥng khi được khám, sàng lọc kỹ.
GS.TS Mai Trọng Khoa, nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai, nguyên Giám đốc Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu (BV Bạch Mai) cho biết, tại thời điểm này, bệnh nhân ung thư có thể được tiêm vắc xin pḥng Covid-19 nếu không có chống chỉ định với các thành phần của vắc xin.
Hướng dẫn lâm sàng tạm thời của Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cũng đă bàn luận về những người bị suy giảm miễn dịch. Hướng dẫn nêu rơ: "Những người bị suy giảm miễn dịch vẫn có thể tiêm vắc xin pḥng Covid-19 nếu họ không có chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, họ nên được tư vấn về các vấn đề an toàn và hiệu quả của vắc xin chưa rơ trong quần thể bị suy giảm miễn dịch cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch với vắc xin và cần phải tiếp tục tuân theo tất cả những hướng dẫn hiện hành để tự bảo vệ ḿnh chống lại Covid".
Tiêm vắc xin pḥng Covid-19 mang lại lợi ích và điều quan trọng là làm giảm nguy cơ lây nhiễm và giảm mức độ nghiêm trọng của Covid-19 với bệnh nhân ung thư khi nhiều bằng chứng gần đây cho thấy họ có tỉ lệ nhiễm trùng nặng cao hơn.
V́ thế, những bệnh nhân ung thư đang điều trị ổn định, hoàn toàn có thể yên tâm đăng kí tiêm vắc xin Covid-19. Bệnh nhân sẽ được bác sĩ khám sàng lọc, tư vấn theo dơi sau tiêm vắc xin.
VietBF@sưu tập