Tháng 8 được cho là cao điểm tiêu dùng mùa hè giúp tạo động lực tăng trưởng kinh tế cho, song Trung Quốc đă không thể dự đoán được triển vọng này đang mờ mịt v́ đại dịch Covid-19 quay lại.
Cụm dịch mới bùng phát tại thành phố Nam Kinh có thể gia tăng áp lực đối với chi tiêu bán lẻ, đồng thời làm suy yếu hoạt động tại các nhà máy. Điều này được cho là sẽ làm trầm trọng hơn đà suy giảm kinh tế của Trung Quốc trong giai đoạn cuối năm nay, theo giới phân tích.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, vốn đă được cảnh báo về một cuộc khủng hoảng kinh tế sắp xảy ra, giờ đây phải đối mặt t́nh trạng sụt giảm lớn hơn trong chi tiêu tiêu dùng do các biện pháp hạn chế đi lại và du lịch bị ảnh hưởng. B́nh thường, chi tiêu bán lẻ thường tăng vọt vào mùa hè khi các gia đ́nh tận hượng kỳ nghỉ.
Người dân đăng kư tiêm vaccine Covid-19 ở Nam Kinh. Ảnh: Xinhua.
"Tháng 8 là cao điểm cho các hoạt động tiêu dùng mùa hè. Chúng tôi dự đoán đợt bùng phát dịch mới sẽ mang đến những tác động lớn hơn đối với tiêu dùng của ngành dịch vụ", Citic Securities, công ty chứng khoán lớn nhất Trung Quốc, nhận định trong một bản đánh giá.
Chi tiêu tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng từ suy thoái kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch. Dù tổng doanh số bán lẻ của Trung Quốc trong nửa đầu năm nay đă tăng 23% so với năm ngoái, chúng vẫn ở mức thấp và các nhà phân tích cho rằng chi tiêu có khả năng đă đạt đỉnh.
Theo Xu Xiaolei, giám đốc tiếp thị tại công ty du lịch CYTS Tours, Trung Quốc, chi tiêu cho các hoạt động giải trí và du lịch vốn có thể gần như hồi phục về mức trước đại dịch nếu Covid-19 không lây lan từ Nam Kinh sang các địa phương khác.
"Tác động của đợt bùng phát mới nhất tới thị trường du lịch mùa hè là vô cùng tồi tệ. Doanh thu từ du lịch tại các danh lam thắng cảnh ở miền trung và miền đông Trung Quốc dự kiến sụt giảm tới hơn 50%", Xu nói.
Tương tự như đợt bùng phát biến chủng Delta ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, trong khoảng thời gian tháng 5 và tháng 6, cụm dịch Nam Kinh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, khiến chi tiêu tiêu dùng bị cắt giảm, gây ảnh hưởng đầu tiên tới nền kinh tế thành phố.
Trước đó, do dịch bệnh bùng phát, nền kinh tế Quảng Châu đă chứng kiến t́nh trạng sụt giảm chi tiêu tiêu dùng ở hàng loạt lĩnh vực, từ ăn uống, đến đi lại, bán lẻ và dịch vụ. Doanh thu đến từ hoạt động lưu trú và ăn uống trong tháng 6 giảm gần 40% so với tháng 5, trong khi doanh số bán lẻ xe hơi cũng giảm hơn 15%.
Tháng 6, tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu bán lẻ trung b́nh hai năm của Quảng Châu là -2,4%, bất chấp việc trong 5 tháng đầu năm, doanh số bán lẻ tăng 4,4%, Zhang Yu, nhà kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán Huachuang Securities, cho biết.
"Nếu đợt bùng phát này ảnh hưởng tới Nam Kinh 10 điểm phần trăm th́ nó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng quốc gia thêm 0,15 điểm phần trăm nữa", Zhang nói.
Ting Lu, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng đầu tư Nomura, dự đoán chỉ số quản lư thu mua (PMI) đối với hàng hóa và dịch vụ của Trung Quốc có thể tiếp tục giảm trong tháng 8 do cụm dịch Nam Kinh.
Chỉ số quản lư thu mua do Caixin/Markit công bố hồi cuối tuần trước cho thấy hoạt động nhà máy tại các công ty nhỏ của Trung Quốc tháng 7 đă giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái tới nay. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc nhu cầu giảm lần đầu tiên trong hơn một năm v́ giá thành sản phẩm cao.
Tuy nhiên, tác động của đợt bùng phát dịch ở Nam Kinh có thể được giảm thiểu do dịch bệnh chưa lây lan sang các khu vực tập trung nhiều sản xuất, Iris Pang, trưởng nhóm kinh tế Trung Quốc tại công ty tư vấn tài chính ING Economics, đánh giá.
Đến nay, biến chủng Delta đă lây nhiễm cho hơn 400 người tại 24 thành phố của Trung Quốc. Hệ quả là trên cả nước hiện có 4 vùng nguy cơ cao, 118 vùng nguy cơ trung b́nh tại 10 tỉnh.
Tính đến 2/8, tất cả 31 khu vực pháp lư cấp tỉnh ở đại lục đă ra khuyến cáo kêu gọi người dân hạn chế đi lại, du lịch trong nước nhằm ngăn chặn đà lây lan virus.
Giới chức Trung Quốc đă ra lệnh đóng cửa các địa điểm du lịch và lễ hội, đồng thời dừng các chuyến bay tới những địa điểm đang ghi nhận nhiều ca nhiễm như thành phố du lịch Trương Gia Giới.
Bất chấp những khó khăn mới, chuyên gia kinh tế Xiao-Chun Xu từ Moody’s Analytics không cho rằng dự báo kinh tế Trung Quốc trong nửa năm cuối sẽ bị hạ thấp, bởi chính quyền sẽ nhanh chóng dập dịch, ngăn những tác động lâu dài.
"Như chúng ta đă thấy trong đợt bùng phát ở Quảng Đông, giới chức y tế Trung Quốc đă truy t́m và ngăn chặn virus rất hiệu quả", Xu nói.
VietBF@sưu tập