Các nghị sĩ Mỹ đang nỗ lực để Quốc hội thông qua dự luật nhằm ngăn chặn Trung Quốc dùng chiến thuật mới: thâu tóm đất nông nghiệp để gây ảnh hưởng tới nền kinh tế Mỹ.
Những nỗ lực điên cuồng nhằm giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc khỏi nền kinh tế Mỹ đang đến với "những mảnh đất nông nghiệp" màu mỡ.
Theo đó, các nghị sĩ thuộc cả 2 đảng Cộng ḥa và Dân chủ ở Quốc hội đang xem xét các biện pháp để ngăn chặn việc công dân nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc, thâu tóm các hoạt động trang trại của Mỹ và nhận trợ cấp từ chính phủ Mỹ.
Nguy cơ an ninh quốc gia Mỹ
Các nghị sĩ ở Hạ viện gần đây đă thúc đẩy dự luật liên quan trong vấn đề này. Những nghị sĩ này cũng cảnh báo rằng, sự hiện diện của Trung Quốc trong hệ thống lương thực của Mỹ gây ra nguy cơ an ninh đối với quốc gia.
Trong khi đó, tại Thượng viện, một số thành viên chủ chốt cũng quan tâm đến nỗ lực ngăn t́nh trạng các trang trại nông nghiệp lớn của Mỹ rơi vào tay người nước ngoài. Nhiều chính khách Mỹ cũng kêu gọi siết chặt luật lệ về quyền sở hữu các trang trại trong nước.
Cuộc tranh luận về quyền sở hữu trang trại diễn ra trong bối cảnh Quốc hội và chính quyền Tổng thống Joe Biden đang mở rộng nỗ lực hơn để hạn chế sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chủ chốt như thực phẩm, chất bán dẫn và khoáng sản được coi là quan trọng đối với chuỗi cung ứng.
Những lời kêu gọi về giới hạn chặt chẽ hơn đối với những người sở hữu các trang trại của Mỹ ngày càng nhiều. Nhiều nhà lănh đạo chính trị, từ cựu Phó Tổng thống Mike Pence đến Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren, đều nhấn mạnh điều này.
"Nước Mỹ không thể cho phép Trung Quốc kiểm soát nguồn cung lương thực của ḿnh", cựu Phó Tổng thống Mike Pence nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Quỹ Di sản (trụ sở ở thủ đô Washington), đồng thời thúc giục Quốc hội và Tổng thống Joe Biden "chấm dứt mọi trợ cấp nông nghiệp dành cho đất đai thuộc sở hữu người nước ngoài".
Trong một phiên điều trần mới đây tại Ủy ban Phân bổ ngân sách tại Hạ viện (USDA), nghị sĩ Dan Newhouse cảnh báo: "Xu hướng hiện tại ở Mỹ đang dẫn chúng ta đến việc tạo ra độc quyền đất nông nghiệp do Trung Quốc sở hữu".
USDA mới đây cũng đă thông qua đề xuất sửa đổi dự luật chi tiêu nông nghiệp - FDA, nhằm ngăn chặn công ty do chính phủ Trung Quốc kiểm soát hoàn toàn hoặc một phần mua đất nông nghiệp hoặc công ty nông nghiệp ở Mỹ. Ngoài ra, theo đề xuất, các trang trại thuộc sở hữu Trung Quốc bị cấm tham gia chương tŕnh hỗ trợ liên bang.
Ư đồ của Trung Quốc là ǵ?
Trong thập kỷ qua, các công ty Trung Quốc đă mở rộng sự hiện diện của họ trong nền nông nghiệp Mỹ bằng cách mua đất nông nghiệp và thâm tóm luôn các doanh nghiệp nông nghiệp lớn, như gă khổng lồ chế biến thịt heo Smithfield Foods.
Mỹ giành đất nông nghiệp từ tay Trung Quốc, lo sợ Bắc Kinh bóp chặt dạ dày - Ảnh 3.
Gă khổng lồ chế biến thịt heo Smithfield Foods ở Mỹ nhưng hiện thuộc sở hữu của người Trung Quốc. Ảnh: ABC
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến đầu năm 2020, các chủ sở hữu Trung Quốc kiểm soát khoảng 80.000 ha đất nông nghiệp ở Mỹ, trị giá khoảng 1.9 tỷ USD, bao gồm đất được sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.
Con số của Trung Quốc ít hơn đất nông nghiệp thuộc sở hữu của người dân từ các quốc gia khác như Canada và các nước châu Âu, vốn chiếm hàng triệu ha/mỗi quốc gia. Diện tích nói trên chiếm tỉ lệ nhỏ trong tổng số gần 365 triệu ha đất nông nghiệp của Mỹ.
Tuy nhiên, xu hướng người Trung Quốc mua đất nông nghiệp tại Mỹ ngày càng tăng và cả mối liên hệ tiềm tàng giữa họ và chính quyền Bắc Kinh khiến Washington lo ngại.
Hồi năm 2018, Bộ Nông nghiệp Mỹ báo cáo, đầu tư nông nghiệp của Trung Quốc vào các quốc gia khác đă tăng hơn 10 lần kể từ năm 2009. Bắc Kinh đă tích cực hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp nước ngoài như một phần của kế hoạch phát triển kinh tế "Một vành đai- Một con đường", nhằm kiểm soát một phần lớn hơn chuỗi cung ứng thực phẩm của Trung Quốc.
Không chỉ ở Mỹ, người Trung Quốc đă rót tiền đi khắp nơi trên thế giới để sở hữu đất đai nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, các thương vụ của nhà đầu tư Trung Quốc tập trung thêm vào Australia và châu Âu ngoài "miếng mồi ngon" Mỹ.
Theo tuyên bố của Trung Quốc, họ mua đất nông nghiệp chỉ để làm nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp mà Trung Quốc rót vốn ở nước ngoài lại nhập khẩu về Trung Quốc được người dân tin tưởng và chấp nhận mua giá cao. Những thương vụ này cũng giúp kinh tế nước tăng theo.
Tuy nhiên, có nhiều nghi ngại quanh mục đích của Trung Quốc. Không chỉ Mỹ, nhiều nước bắt đầu dè chừng. Tại Pháp, Hiệp hội nông nghiệp Safar của Pháp đă từng mạnh mẽ lên tiếng kêu gọi chính phủ can thiệp vào kiểu đầu tư trên quy mô rất lớn của nhà đầu tư Trung Quốc.
Những tranh căi gay gắt
Tuy nhiên, những động thái mới nhất từ Mỹ kéo theo cuộc tranh luận gay gắt về những hậu quả tiềm tàng đối với người Mỹ gốc Á nếu Quốc hội thông qua một điều khoản nhắm thẳng vào Trung Quốc.
Nghị sĩ Grace Meng nói rằng, nếu luật sửa đổi liên quan đến vấn đề an ninh quốc gia, người mua từ các quốc gia khác cũng phải đối mặt với những hạn chế tương tự như người mua Trung Quốc. "Việc này sẽ càng khiến t́nh trạng phân biệt và chống người châu Á gia tăng hơn", nghị sĩ Meng cảnh báo.
Nhưng theo nghị sĩ Meng, USDA và các lănh đạo ủy ban cho biết họ sẽ t́m ra giải pháp khi luật được thông qua Quốc hội. Dự kiến, Hạ viện Mỹ thảo luận đề xuất này vào cuối tháng 7, như là một phần của gói chi tiêu rộng hơn, mặc dù Thượng viện vẫn chưa soạn thảo phiên bản riêng của dự luật chi tiêu.
Việc giám sát các hoạt động thâu tóm đất nông nghiệp thuộc sở hữu nước ngoài và việc nhận trợ cấp của chính phủ Mỹ cũng gia tăng trong những năm gần đây sau khi các tập đoàn "dăn nhăn" như công ty con của Mỹ, chẳng hạn như JBS thuộc sở hữu của Brazil, nhận được hàng triệu USD theo gói cứu trợ thương mại của chính quyền Trump bắt đầu từ năm 2018.
Gă khổng lồ chế biến thịt heo Smithfield Foods, hiện thuộc sở hữu của người Trung Quốc, cũng sẵn sàng nhận tiền từ chương tŕnh này. Đây là chương tŕnh giúp nông dân Mỹ bị ảnh hưởng bởi đ̣n trả đũa thương mại từ Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác. Tuy nhiên, Smithfield hiện đă rút khỏi hợp đồng với USDA sau sự phản đối kịch liệt từ các nghị sĩ, do Thượng nghị sĩ Chuck Grassley đứng đầu.
Những động thái diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Biden và Bộ trưởng Nông nghiệp Tom Vilsack triển khai một loạt các hành động để tăng cường chuỗi cung ứng thực phẩm, sau những gián đoạn lớn do đại dịch Covid-19.
Nỗ lực đó bao gồm sự giám sát chặt chẽ hơn của các công ty chế biến thịt lớn như JBS và Smithfield, cũng như có kế hoạch thắt chặt các yêu cầu để thịt được dán nhăn "Sản phẩm của Mỹ".
VietBF @ Sưu tầm